Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Vũ Hoài Phương (24 tuổi), từng tốt nghiệp thủ khoa ngành Quốc tế học, trường Đại học Hà Nội. Năm 2022, Hoài Phương nhận được học bổng toàn phần bậc thạc sĩ do Liên minh châu Âu tài trợ, trị giá hơn 1.2 tỷ đồng cho hai năm học tại Ý và Đức.

Là một trong những học bổng toàn phần nổi tiếng và danh giá thế giới, Erasmus Mundus Joint Masters hay Erasmus Mundus (EM) là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Năm 2022, chỉ có 40 sinh viên tại Việt Nam nhận được học bổng giá trị này.

Hãy cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam lắng nghe những chia sẻ về hành trình đến với Học bổng Erasmus Mundus từ bạn Hoài Phương, hiện theo học Thạc sĩ chuyên ngành Euroculture (Văn hóa châu Âu) tại Đại học Udine (Ý) và Đại học Gottingen (Đức) nhé!

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 1
Hoài Phương tại Đấu trường La Mã Colosseum, thành phố Roma.
  • Chào bạn, cảm xúc của bạn khi biết tin mình trúng tuyển học bổng Erasmus Mundus?

Mình còn nhớ rất rõ lúc đó là buổi chiều ngày 10/3/2022, khi mình đang bị nhiễm Coronavirus đến ngày thứ sáu nên sức khoẻ không được tốt. Điện thoại báo có email mới với tiêu đề “Euroculture Selection Result” khiến mình hơi lo sợ. Mình phải đọc đi đọc lại email nhiều lần, gửi cho mẹ để cùng đọc, mở máy tính xem lại mã số hồ sơ mới dám tin rằng mình đã đỗ học bổng. Từ cảm giác sợ, lo lắng, mình vỡ oà trong vui mừng và hạnh phúc.

  • Bạn mất bao lâu để chuẩn bị hồ sơ nộp học bổng Erasmus Mundus?

Khoảng hơn 2 tháng. Hạn nộp của học bổng là giữa tháng 1/2022. Từ cuối tháng 11/2021, mình đã bắt đầu chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu, xin thư giới thiệu từ thầy cô và tìm ý tưởng cho bài luận.

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 2
Hoài Phương (ở giữa) cùng các bạn đạt học bổng Erasmus+ International Credit Mobility của Trường Đại học Hà Nội tại trường Đại học Ca’ Foscari Venezia học kỳ 1, năm học 2019 - 2020.
  • Ngoài Erasmus Mundus, bạn còn trúng tuyển học bổng thạc sĩ nào khác?

Năm 2021, mình từng thử sức với một số học bổng nhưng chưa may mắn lọt vào danh sách cuối cùng. Năm 2022, mình tiếp tục nộp hồ sơ và EM là học bổng đầu tiên thông báo kết quả. Tin vui đỗ EM không chỉ tiếp thêm sức mạnh để mình khỏi COVID-19 nhanh hơn mà còn là sự mở đầu đầy may mắn. Sau đó, mình nhận thư trúng tuyển thêm hai học bổng bậc thạc sĩ: Học bổng toàn phần “Invest Your Talent in Italy” năm 2022 của Bộ Ngoại giao Ý tại trường Đại học Macerata, chuyên ngành Quan hệ Kinh tế quốc tế và Học bổng 100% học phí chuyên ngành Nghiên cứu châu Âu tại trường Đại học Trento, Ý.

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 3
Hoài Phương (hàng trên, giơ tay) cùng thầy giáo và các bạn phiên dịch viên cho các đoàn nghệ thuật quốc tế tại chương trình Đại lộ di sản năm 2019.
  • Ba học bổng mà bạn trúng tuyển đều liên quan đến nước Ý?

Bởi bước ngoặt của cuộc đời và động lực học tiếp thạc sĩ của mình gắn với nước Ý. Năm tư đại học, mình có cơ hội đến Ý trao đổi và thực tập nhờ học bổng toàn phần của Liên minh châu Âu Erasmus+ International Credit Mobility tại trường Đại học Ca' Foscari, Venice. Đất nước Ý đã để lại cho mình nhiều ấn tượng và kỷ niệm khó quên. Trong cảm nhận của mình, Venice đẹp, nên thơ và rất lãng mạn. Ngoài thời gian trên lớp, mình thường dành thời gian đi dạo, ngắm cảnh thành phố và các vùng xung quanh.

Mình từng bị móc túi mất thẻ ngân hàng trong khi đang chờ nhận một số tiền học bổng tương đối lớn. Vậy mà chỉ sau 5 phút báo với phòng Hợp tác quốc tế của trường, thầy giáo đã giúp mình liên lạc để khoá thẻ còn chị hướng dẫn thì cùng mình ra đồn cảnh sát để trình báo. Khi mình vừa hoàn thành thực tập, cũng là lúc dịch COVID - 19 bùng phát ở châu Âu và Ý đang dẫn đầu thế giới về số ca tử vong. Mình và các bạn khá hoảng sợ. Lệnh đóng cửa cũng khiến mình không thể tự do đi lại như trước. Công ty không chỉ hỗ trợ cung cấp bữa trưa và bữa tối suốt thời gian thực tập mà khi mình ra sân bay về nước, họ còn sẵn sàng điều phối xe riêng thay vì để mình và các bạn đi xe buýt. Cũng nhờ vậy, mình và hai bạn khác mới có thể an toàn về đến Việt Nam.

Ngoài ra, Erasmus+ ICM là học bổng toàn phần, bao gồm trợ cấp vé máy bay khứ hồi và tiền sinh hoạt phí, nên mình không cần bận tâm nhiều về vấn đề tài chính. Nhờ đó mà trong hơn nửa năm đi học và thực tập, mình đã đặt chân đến hơn 20 thành phố và hơn 6 quốc gia ở châu Âu.

  • Đó cũng là lý do bạn tiếp tục lựa chọn ứng tuyển Học bổng Erasmus Mundus ở bậc thạc sĩ?

Từng học chuyên Văn nên mình thích tìm hiểu về các nền văn hoá trên thế giới cũng như các vấn đề xã hội. Mình lựa chọn theo học tại khoa Quốc tế học, Trường Đại học Hà Nội cũng vì lý do đó. Sau khoảng thời gian ở Ý khi dịch COVID-19 mới bùng phát, mình đã thực hiện khoá luận “Đại dịch COVID-19 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu” với hai trường hợp nghiên cứu là Ý và Đức.

Sau khi tốt nghiệp, mình mong muốn quay lại châu Âu để nghiên cứu chuyên sâu hơn. Và mình chọn ứng tuyển chương trình Erasmus Mundus Master of Arts in Euroculture: Society, Politics, and Culture in a Global Context (Xã hội, Chính trị và Văn hoá châu Âu trong bối cảnh toàn cầu) vì thấy nó rất hay và phù hợp với định hướng cá nhân. Thêm vào đó, được tài trợ toàn phần và có cơ hội khám phá các quốc gia châu Âu trong quá trình học cũng là một lý do khiến mình yêu thích học bổng Erasmus Mundus.

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 4
Hoài Phương cùng các bạn trúng tuyển Học bổng Erasmus Mundus 2022 tại buổi chúc mừng và gặp mặt trước khi lên đường do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức tháng 7/2022.
  • Với điều kiện tốt như vậy, Erasmus Mundus chắc hẳn là một học bổng rất cạnh tranh?

Erasmus Mundus thuộc dạng học bổng tài năng (merit-based), nên thành tích học tập của ứng viên rất được đề cao và chiếm trọng số lớn khi đánh giá hồ sơ. Các bạn sinh viên muốn chinh phục học bổng này cần chú ý đầu tư kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn, chú ý đến điểm GPA cũng như thứ hạng của mình tại trường, lớp.

Với các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn mà mình đã ứng tuyển qua hai năm 2020 và 2021, mình nhận thấy rõ sự thay đổi trong yêu cầu về khả năng ngôn ngữ của ứng viên. Ở năm 2022, ngoài tiếng Anh, hầu như chương trình nào cũng yêu cầu các ứng viên phải biết thêm ít nhất một ngoại ngữ khác.

  • Thành tích học tập của bạn rất xuất sắc, vậy còn hoạt động ngoại khoá thì sao?

Thời sinh viên, mình đã đạt giải tại một số cuộc thi tìm hiểu về ASEAN, thuyết trình tiếng Anh, từng là Chủ tịch Hội Sinh viên Khoa, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Sinh viên trường Đại học Hà Nội, trưởng ban tổ chức một số chương trình của Khoa hay cũng như là thành viên CLB Hanutimes - Kênh thông tin truyền thông trường Đại học Hà Nội. Mình cũng từng thực tập tại các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam lẫn quốc tế. Mỗi công việc lại giúp mình học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng nhất định.

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 5
Hoài Phương nhận Bằng khen từ Thành đoàn Hà Nội khi đạt Giải Nhất, Tuần 6 cuộc thi Tìm hiểu về năm chủ tịch ASEAN 2020.

Công việc ấn tượng nhất có lẽ là lần mình làm tình nguyện viên kiêm phiên dịch viên hỗ trợ bảy đoàn biểu diễn nghệ thuật nước ngoài tại chương trình Đại lộ di sản trong Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019. Trước khi ra về, bác trưởng đoàn Ấn Độ đã tặng mình một chiếc túi truyền thống làm quà kỉ niệm mà đến giờ mình vẫn giữ. Mình nhớ mãi lúc kết thúc chương trình, khi pháo hoa được bắn lên, đỏ rực cả một vùng trời, mình thấy vui và hạnh phúc lắm bởi bản thân đã được góp chút công sức nhỏ bé để tạo nên thành công của chương trình.

  • Bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới những bạn sinh viên đang muốn chinh phục các học bổng?

Mình chúc các bạn đang theo đuổi học bổng Erasmus Mundus nói riêng và các học bổng khác ở bậc Thạc sĩ nói chung sẽ luôn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Dù những lần đầu tiên có thể thất bại, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thất bại mãi mãi. Chỉ cần bạn không nản chí thì một ngày nào đó, tin vui sẽ đến với bạn thôi!

Cựu sinh viên Đại học Hà Nội kể chuyện chinh phục học bổng toàn phần châu Âu ảnh 6
Hoài Phương là Phó dự án “Erasmus Mundus Guidebook 2022” - quyển sách chia sẻ mọi khía cạnh liên quan đến Erasmus Mundus ở tất cả các nhóm ngành, do chính những sinh viên từng trúng tuyển học bổng này chấp bút.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Ngoại giao sống trọn từng khoảnh khắc trong hành trình ‘Đi và Cháy’ vì cộng đồng

Nữ sinh Ngoại giao sống trọn từng khoảnh khắc trong hành trình ‘Đi và Cháy’ vì cộng đồng

SVVN - Nguyễn Linh Phương (sinh năm 2003) đã sống trọn phút giây tuổi trẻ “đi và cháy” trong các hoạt động xã hội. Trên cương vị Chủ nhiệm CLB Tình nguyện Học viện Ngoại giao (DVC), nữ sinh đã cống hiến hết lòng để tổ chức chuỗi chương trình tình nguyện thành công và lưu lại dấu ấn đẹp tựa giấc mơ.
Chàng trai Thái Bình là thủ khoa chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương

Chàng trai Thái Bình là thủ khoa chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương

SVVN - Mất một học kỳ đầu tiên, Vũ Như Hoàng Phú (sinh năm 2002) mới có thể bắt nhịp với môi trường học tập mới ở Trường Đại học Ngoại thương. Bằng những cố gắng của mình, chàng trai Thái Bình đã không ngừng gặt hái nhiều thành tích tốt và xuất sắc khép lại hành trình bốn năm sinh viên với danh hiệu thủ khoa ngành Kinh doanh quốc tế của trường.
Nữ sinh Ngoại giao nhiệt huyết vươn tới thành công qua mỗi cơ hội

Nữ sinh Ngoại giao nhiệt huyết vươn tới thành công qua mỗi cơ hội

SVVN - Bùi Thị Bình (sinh năm 2004) đến từ Phú Thọ, là sinh viên năm 3 tại Học viện Ngoại giao. Với niềm đam mê lớn đối với truyền thông, Bình luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội và thử sức ở lĩnh vực này. Qua nhiều cố gắng, Bình đã gặt hái được nhiều thành tựu mới, chứng tỏ sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng. Theo Bình, chỉ cần có ý chí và dám thử thách bản thân, không gì là không thể vượt qua.
Nữ sinh Sư phạm nhiệt huyết phát triển phong trào Sinh viên 5 tốt

Nữ sinh Sư phạm nhiệt huyết phát triển phong trào Sinh viên 5 tốt

SVVN - Đinh Triệu Yến Vi (sinh năm 2004) hiện là sinh viên năm 3 chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên. Là Phó Chủ nhiệm CLB Sinh viên 5 tốt và Ủy viên BCH Liên Chi hội Sinh viên khoa, Yến Vi nổi bật với thành tích Sinh viên Giỏi nhiều năm liền cùng danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp tỉnh. Cô đã nhận nhiều bằng khen nhờ những đóng góp tích cực trong phong trào sinh viên và công tác Đoàn.
Nữ sinh Văn Hiến đề cao giá trị sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông

Nữ sinh Văn Hiến đề cao giá trị sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông

SVVN - Hướng đến sống với lòng biết ơn và học cách cảm thông, Trúc Vy đã có cho mình những bài học trên thành trình trưởng thành của bản thân. Nhờ trải qua những bài học ấy, Trúc Vy đã có những bước tiến lớn trong cuộc đời và có những bước chân đầu tiên trong một lĩnh vực mới, học hỏi được rất nhiều từ những trải nghiệm trong thời gian là sinh viên.
Đồ án của nữ sinh Kiến trúc được vinh danh tại 'đấu trường' quốc tế

Đồ án của nữ sinh Kiến trúc được vinh danh tại 'đấu trường' quốc tế

SVVN - Mới đây, đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư "Tiếp biến kiến trúc và cảnh quan đô thị Cầu Long Biên" của Đào Phương Linh (Sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội niên khóa 2018-2023) tự hào được vinh danh tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế Architecture Master Prize 2024 (AMP 2024).
Nữ Đảng viên Học viện Tài chính là Sinh viên 5 tốt, chinh phục loạt học bổng xuất sắc

Nữ Đảng viên Học viện Tài chính là Sinh viên 5 tốt, chinh phục loạt học bổng xuất sắc

SVVN - Lê Vũ Ngọc Huệ (sinh năm 2003) là sinh viên năm cuối chuyên ngành Kiểm toán của Học viện Tài chính. Với vai trò Bí thư chi đoàn và Phó trưởng Ban Văn phòng Đoàn Thanh niên, nữ sinh luôn nổi bật trong học tập và hoạt động ngoại khóa. Nữ Đảng viên trẻ vinh dự đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt và sinh viên tiêu biểu chương trình Chất lượng cao hai năm liên tiếp. Không chỉ vậy, cô còn giành nhiều học bổng danh giá, khẳng định mình là một trong những sinh viên xuất sắc của Học viện.
Thúy Hiền – Cô gái Quảng Nam trở thành thủ khoa Báo chí tại Thủ đô Hà Nội

Thúy Hiền – Cô gái Quảng Nam trở thành thủ khoa Báo chí tại Thủ đô Hà Nội

SVVN - Giữa lòng Hà Nội, Nguyễn Thị Thúy Hiền (sinh năm 2002, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã vượt qua nhiều thử thách để trở thành thủ khoa ngành Báo chí tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Ghi dấu ấn tại Văn Miếu cùng 100 thủ khoa xuất sắc, cô gái xứ Quảng ấn tượng với điểm số 3,82 và tốt nghiệp sớm 1 học kỳ. Hành trình của Thúy Hiền là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng và khát vọng chiếm lĩnh tri thức.
Từ chàng trai nhút nhát tới chinh phục mọi sân khấu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Từ chàng trai nhút nhát tới chinh phục mọi sân khấu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

SVVN - Nguyễn Ngọc Anh (sinh năm 2004), đến từ Hà Nam, đang là sinh viên năm ba ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với niềm đam mê sân khấu cháy bỏng, sẵn sàng vượt qua mọi sự tự ti, Ngọc Anh khẳng định sự nỗ lực rèn luyện và kỷ luật bản thân sẽ là chìa khoá để mở ra cánh cửa thành công.