Đánh giá đề thi Ngữ Văn: Không quá khó để chinh phục điểm 9

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sáng ngày 7/7/2021, gần 1 triệu sĩ tử cả nước đã hoàn thành xong môn Ngữ Văn - môn thi đầu tiên trong kì thi tốt nghiệp THPT. Xin giới thiệu đánh giá của chị Trịnh Phương Thảo - một trong những giáo viên luyện thi môn Ngữ Văn đang được nhiều phụ huynh và học sinh yêu quý. 

Chị đánh giá thế nào về đề môn Ngữ Văn năm nay?

Với bản thân là một người truyền dạy kiến thức, tôi đánh giá đề thi năm nay không quá khó nhưng về độ phân hóa học sinh thì rất rõ ràng. Tôi sẽ phân tích bao quát dưới góc nhìn cá nhân như sau:

Ở phần đọc hiểu, các câu về ngữ pháp như “Phương thức biểu đạt” hay “Thao tác lập luận” của văn bản đều bị lược bỏ, thay vào đó là tập hợp các câu hỏi thiên hướng về khả năng thông hiểu và vận dụng, vận dụng cao nhiều hơn, đòi hỏi thí sinh phải đọc thật kỹ ngữ liệu, khả năng phân tích đề tốt, chắt lọc thông tin để đưa vào câu trả lời thì mới làm trọn vẹn 3 điểm được.

Đánh giá đề thi Ngữ Văn: Không quá khó để chinh phục điểm 9 ảnh 1

Phần Nghị luận xã hội chiếm 2 điểm bài thi là 1 chủ đề không quá mới, nó được cấu thành từ diễn biến xã hội hiện nay về cách sống của con người, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hiện nay. “Sự cống hiến” được coi là một “vật phẩm từ tâm”, là một điều cần thiết, là một lẽ sống đẹp mà Bộ Giáo dục & Đào tạo muốn định hướng cho giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung. Nếu các em linh hoạt lấy dẫn chứng người thực việc thực trong xã hội, trên các phương tiện truyền thông thì không quá khó, nhưng cái đòi hỏi học sinh cần tinh tế ở đây chính là móc xích làm sao để nội dung bài làm NLXH không bị rời rạc so với ngữ liệu đọc hiểu, vì giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ rất lớn.

Riêng phần Nghị luận văn học, đề thi có 2 vế cần làm sáng tỏ. Đây là dạng đề quen thuộc đã được giảng dạy trong các trường THPT cả nước, nhất là về thơ. Vế 1 là cảm nhận về 3 khổ thơ của tác giả, sau đó làm nổi bật khía cạnh “nữ tính” trong phong cách của nhà thơ. Tôi nghĩ vế 2 chính là phần để các bạn mong muốn 8,5 trở lên có cơ hội bứt phá và tạo khoảng cách lớn với các đối thủ còn lại, bởi nó đòi hỏi sự am hiểu về tác giả và nội dung bài thơ không chỉ trong 3 khổ đó mà là tiến trình cảm xúc của toàn bài. Việc liên hệ các tác phẩm hay tác giả cùng chủ đề tình yêu cũng là điểm cộng lớn.

Đánh giá đề thi Ngữ Văn: Không quá khó để chinh phục điểm 9 ảnh 2

So với đề năm 2020 (gồm 2 đợt thi), tôi đánh giá đề thi năm nay không dễ hơn, đúng như dự đoán của tôi và lộ trình ôn thi cho học sinh của mình. Đề thi Ngữ Văn 2021 có độ phân hóa ngay từ đọc hiểu đến phần Nghị luận văn học. Tuy là “đọc hiểu” nhưng với tâm lí đi thi lo lắng cộng với nội dung khá trừu tượng thì chắc chắn thí sinh khó có thể đọc 1 lần mà hiểu luôn. Khó khăn đó cũng ảnh hưởng đến thời gian làm bài. Phần Nghị luận văn học đòi hỏi học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt nắm chắc về phong cách của tác giả.

Đánh giá đề thi Ngữ Văn: Không quá khó để chinh phục điểm 9 ảnh 3

Theo chị, với đề thi năm nay, để đạt điểm cao môn Ngữ Văn có khó không?

Để đạt được điểm tuyệt đối môn Văn thì rất khó, nhưng tôi nghĩ điểm 8+ 9+ năm nay cũng sẽ chiếm 1 phần lớn trên tổng số lượng sĩ tử tham gia kì thi đợt 1. Như đã nói, đề thi có sự phân hóa nhưng không quá khó để chinh phục điểm 9. Hi vọng với khoảng thời gian ôn tập vừa qua, sĩ tử cả nước đã trau dồi đủ kiến thức, kĩ năng để hoàn thành tốt môn thi đầu tiên của mình. Qua đây chúng ta cần nghiêm túc rút ra bài học về việc học tủ, học theo lời đồn đoán trên mạng, tránh để mạng xã hội làm nhiễu loạn và ảnh hưởng tới quá trình ôn tập. Chúc các em luôn trong tâm thế chinh phục kì thi!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.