Đạo hiếu nghĩa 'dịp Vu lan'

Đạo hiếu nghĩa 'dịp Vu lan'
TP - Xã Thạnh Xuân (Châu Thành A, Hậu Giang) có mấy trăm gia đình theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với những lời răn như khi chết không xây mồ, dành tiền làm việc thiện, bắc cầu, bồi lộ. Lãnh đạo xã Thanh Xuân nói nhờ vậy mà giao thông nông thôn tốt, xóm ấp yên bình, người dân thường gọi là đạo Hiếu Nghĩa, hoặc nôm na là đạo “Bắc cầu bồi lộ”.

> Đừng lần lữa yêu thương
> Giới trẻ thể hiện xúc cảm ngày Vu lan

Ấp Láng Hầm của xã Thạnh Xuân thuộc vùng sâu vùng xa nhưng đường chạy xe máy bon bon. Thời bao cấp nghèo khó, nông thôn ĐBSCL chủ yếu là cầu khỉ thì ở đây đã “cầu ván đóng đinh”, một niềm mơ ước như câu ca “Ví dầu cầu ván đóng đinh/Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/Khó đi mẹ dắt con đi”. Khi tôi chạy xe tìm người rành rẽ đạo “Bắc cầu bồi lộ” (bắc cầu, đắp đường) để hỏi chuyện, người ta chỉ đường đến nhà ông Ba Thơ, gần 93 tuổi. Tôi rất băn khoăn, gặp người thượng thượng thọ có trò chuyện được gì hay không?

Một ông già nhỏ nhắn đang nằm võng trước hiên. Thấy tôi vào, ông ngồi dậy. Tôi tự giới thiệu và hỏi thăm, ông nói ông là Ba Thơ - Lê Văn Thơ rồi nhanh nhẹn đưa tôi vào bàn khách. Bộ bàn ghế cổ xưa, ông Ba Thơ tươi cười nói, do cha mẹ của ông mua. Tôi bâng khuâng một cảm giác khó tả, không biết bao nhiêu người đã ngồi ở bộ bàn ghế này? Cái mặt bàn xưa bây giờ có đặt tấm kính, lồng vào nhiều tiền giấy, có những tờ rất lạ. Ông Ba Thơ chỉ những đồng tiền lạ, nói tiền thời Pháp và tiền con cháu ở nước ngoài đến chơi mới tặng.

  Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không đặt ra các giới luật khắc khe gì cả, chỉ chú trọng việc tu thân, lấy đạo hiếu làm đầu, sống phải trau dồi đạo đức, có ích cho xã hội.

Ông Ba Thơ

Ông Ba Thơ còn minh mẫn, nói chuyện vui vẻ, chỉ hơi lãng tai. Tôi ngờ ngợ đã gặp ông Ba Thơ chục năm trước, hồi ông Lê Nam Giới còn làm Bí thư Thành uỷ Cần Thơ. Có một cuộc họp nông dân điển hình, ông Lê Nam Giới hỏi một ông lão râu tóc bạc phơ, nhỏ nhắn nhưng tinh anh: “Nay chú còn bắc cầu bồi lộ nữa không?”. Ông đẹp lão đáp: “Còn chớ”. Tôi nhắc lại chuyện ấy, ông Ba Thơ xác nhận, đúng là ông đã gặp ông Lê Nam Giới trò chuyện như vậy và nói thêm “ông Lê Nam Giới sinh ra lớn lên ở huyện này nên rành rẽ chuyện bắc cầu bồi lộ”.

Tôi hỏi luôn chuyện bắc cầu bồi lộ. Ông Ba Thơ kể, hồi chiến tranh, cầu đường ở đây bị phá hết, có những chiếc cầu ông xin để lại nhưng anh trai của ông bảo phải phá để chống giặc và đặt mìn nổ tung. “Sau chiến tranh, còn rất nghèo nhưng chúng tôi rủ nhau làm lại đường, bắc lại cầu”, ông nói. Tôi hỏi: “Thưa, chú có nhớ đã bắc được bao nhiêu chiếc cầu không?”. Ông đáp: “Không nhớ được, làm ở đây và làm ở những xã xung quanh nữa”.

“Hồi đó nghèo nên bắc cầu nhỏ, sau này mới làm lớn ra”, ông Ba Thơ kể tiếp “đạo này xuất phát từ tỉnh An Giang, Phật Thầy không có mộ và truyền lại, con cháu chết phải chôn liền, không đình đám và không xây mộ to, nếu có tiền thì dành để giúp kẻ nghèo khó, làm phước. Mà làm phước ở xứ này, lớn nhất là bắc cầu bồi lộ. Nên mộ người chết chỉ đắp đất không à, đắp nhỏ và chỉ đắp một lần lúc chết, hàng năm không đắp thêm để lâu ngày cho bằng đi, có ruộng đất cho con cháu cày cấy. Người chết không tranh đất của người sống, cha mẹ chết không chiếm đất mà để đất cho con cháu sinh sống. Hiện tôi chỉ biết mộ của cha mẹ là hai nấm đất nhỏ, còn mộ ông bà trở lên không biết được nữa”.

Tuy nhiên, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa lại tổ chức thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên rất chu đáo. Đặc biệt, thờ cả bên nội và bên ngoại, tức là cha mẹ tổ tiên bên chồng và cả cha mẹ tổ tiên bên vợ. Trong nhà tín đồ, nhìn từ ngoài vào, bên tay trái là bàn thờ nội, bên tay phải là bàn thờ ngoại, chính giữa là bàn thờ Quan Thánh. Ông Ba Thơ giải thích, thờ Quan Thánh để học theo người trung nghĩa. Hàng ngày, cúng hương, đèn, hoa, trái, bánh, rằm có thêm đồ chay. Ngày giỗ cha mẹ có cúng cơm nhưng chỉ với cá, kiêng các loại thịt.

Ông Ba Thơ chỉ những tờ giấy bạc xưa mà ông lưu giữ được
Ông Ba Thơ chỉ những tờ giấy bạc xưa mà ông lưu giữ được .

“Vợ chồng tôi từ nhỏ đến giờ không ăn thịt các con vật, từ gà vịt đến heo bò. Chỉ ăn cá mà thôi”, ông Ba Thơ cho biết. Nhưng con cái bây giờ thì có người đã ăn thịt vì đi ra học hành, làm việc phải theo xã hội. Ông Ba Thơ có 8 người con (3 trai 5 gái), trong đó, 5 người sống ở xã Thạnh Xuân còn 3 lấy chồng xa nhưng tất cả đều theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

Tứ Ân Hiếu Nghĩa là phải luôn nhớ đến công ơn đấng sinh thành. Gồm có Tứ đại trọng ân là đất, nước, gió, lửa; Tứ trọng ân là tổ tiên, đất nước quê hương, tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), đồng bào và nhân loại. Lớp người như ông Ba Thơ, để tóc để râu, mặc đồ bà ba như là một cách giữ gìn cổ tục nước nhà vậy! Lớp trẻ sau này không còn giữ nhiều cổ tục, mà thực ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không đặt ra các giới luật khắc khe gì cả, chỉ chú trọng việc tu thân, lấy đạo hiếu làm đầu, sống phải trau dồi đạo đức, có ích cho xã hội.

Cũng vì lấy đạo hiếu làm đầu, Tứ Ân Hiếu Nghĩa không thừa nhận ly gia cắt ái, nghĩa là không thừa nhận xuất gia đi tu để không có vợ chồng con cái. Tứ Ân Hiếu Nghĩa xuất phát từ tỉnh An Giang hơn 140 năm trước, về xã Thạnh Xuân chỉ là một chi nhánh trong nhiều chi nhánh ở ĐBSCL, nay đã có gần 80.000 tín đồ. Hồi đầu về Thạnh Xuân, anh em ông Ba Thơ dựng lên một cái nhà lá, làm nơi thờ tự chung và thực hiện các nghi lễ của Tứ Ân Hiếu Nghĩa, không phải nơi tu hành và cũng không có người tu hành. Chùa còn là nơi cho các tín đồ gặp gỡ nhau bàn việc thiện, bốc thuốc nam chữa bệnh. Về sau, theo ông Ba Thơ, mỗi năm một làm lại nhà lá vất vả quá mới hùn tiền cất nhà tường, qua nhiều lần trùng tu, nay có mấy căn nhà giữa vườn cây cối xanh tươi. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không có hệ thống trên xuống, chỉ có các ông Gánh để duy trì hoạt động ở từng địa bàn dân cư, tương tự như trưởng họ, và không phân biệt thứ bậc chức sắc.

Việc tu học, các tín đồ đều thực hiện tại gia, nên cơ sở vật chất của Tứ Ân Hiếu Nghĩa tính cả các bàn thờ tại gia. Ông Ba Thơ trải chiếu, ngồi trước bàn thờ, kính cẩn lấy ra kinh, mõ, tràng hạt. Trong các cuốn kinh, có “Hiếu nghĩa kinh” là cuốn nói về hiếu nghĩa ở đời. Theo ông Ba Thơ, sáng sớm và chiều tối hàng ngày phải gõ mõ, tụng kinh nên “theo đạo Hiếu Nghĩa tu thân cực khổ lắm”.

Nhưng tu thân của Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nội dung chủ yếu là thực hiện tứ trọng ân, hoà nhập vào cuộc sống thực tại để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống chứ không phải vì kiếp sau. Thật là đạo của người khai hoang lập ấp, rất đặc trưng của vùng đất ĐBSCL, tạo nên sự phong phú, thăng bằng trong đời sống tâm linh của những người di dân. Theo lãnh đạo xã Thạnh Xuân, đời sống người dân chưa giàu nhưng đường đi lối lại trong xã thông suốt, nhà nhà ngăn nắp, xóm ấp nền nếp, yên bình, xã được công nhận văn hoá khá sớm.

Tuy nhiên, hiện nay một số người có tiền đã xây mộ cho cha mẹ, mà theo cán bộ văn hoá xã Thạnh Xuân là “Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã có bị lai”. Ông Ba Thơ rất không muốn những “lai” như thế. Vợ chồng ông có hơn một héc-ta đất, nay để cho con út và vợ chồng ông sống với con út. Vợ ông tròn 90 tuổi cũng còn khoẻ mạnh. Ông Ba Thơ nói, nếu ai cũng xây mồ lớn thì biết đâu có ngày con cháu không còn bao nhiêu đất để sinh sống; nếu cha mẹ đã chết mà còn chiếm quá nhiều đất của con cháu thì lại làm khó cho con cháu sống tu thân báo hiếu bằng việc ích nước lợi dân.

Xếp lại mấy cuốn kinh, ông Ba Thơ đứng lên, những băn khoăn thoáng qua lúc nãy không còn vương vấn nữa, ông lại cười thanh thản. Hầu như các vẩn đục tư lợi ít đụng đến cuộc sống gần tròn một thế kỷ của ông, nên trò chuyện việc gì với ông cũng thanh thoát, giản dị, rõ ràng. Ông cho biết, trong xã Thạnh Xuân có nhiều người cao tuổi; mà ông thuộc số người cao tuổi nhất và còn khoẻ mạnh, đi chơi được xa chính là nhờ chăm làm việc xã hội “bắc cầu bồi lộ”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.