Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SVVN lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, chiều 19/12, các đại biểu tham gia tổ thảo luận số 10 với chủ đề “Sinh viên tiên phong chuyển đổi số” đã bàn luận sôi nổi, đưa ra nhiều kiến nghị, hiến kế nhằm thúc đẩy chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên.

Các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: công tác nâng cao nhận thức cho sinh viên, hội viên về chuyển đổi số, vai trò của chuyển đổi số đối với kết quả thực hiện phong trào, chương trình của Hội Sinh viên các cấp; các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác Hội và phong trào sinh viên. Tại tổ thảo luận, các đại biểu cũng chia sẻ những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong chuyển đổi số.

Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 1

Anh Lê Khắc Nguyên Anh - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP. Hải Phòng phát biểu tại tổ thảo luận.

Anh Lê Khắc Nguyên Anh - Phó Bí thư thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên TP. Hải Phòng cho rằng, để chuyển đổi số trong sinh viên thực sự đạt hiệu quả, điều quan trọng hàng đầu là thay đổi nhận thức và lấy sinh viên làm trung tâm.

Theo anh Nguyên Anh, thực tế, vẫn còn một số sinh viên cài ứng dụng sinh viên vì sự bắt buộc. “Mình phải lấy sinh viên làm trung tâm trong các hoạt động chuyển đổi số, để các bạn thấy được lợi ích, giá trị thiết thực, từ đó các bạn sẽ tự nguyện cài ứng dụng sinh viên, tích cực tham gia các hoạt động chuyển đổi số”, anh Nguyên Anh hiến kế.

Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 2
Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 3
Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 4
Các đại biểu trao đổi tại tổ thảo luận số 10

Đại biểu Phạm Bích Ngọc - sinh viên trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng) cũng cho rằng, nhận thức về chuyển đổi số chưa thực sự thấm sâu vào các bạn sinh viên. Vì vậy, tổ chức Hội các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho sinh viên, người dân.

Bên cạnh đó, theo Bích Ngọc, tổ chức Hội cần học theo cách sáng tạo nội dung số của một số fanpage đang thành công hiện nay để đưa thông tin chủ trương, chính sách đến sinh viên; xây dựng hạ tầng số phục vụ sinh viên trên Ứng dụng sinh viên một cách sinh động, trẻ trung, hấp dẫn và gần gũi.

“Để phục vụ sinh viên chuyển đổi số, tổ chức Đoàn, Hội có thể kết nối nguồn lực để thực hiện công trình thanh niên phủ sóng wifi toàn trường. Bên cạnh đó, app của Đoàn, Hội nên tích hợp thêm các nội dung khác mang tính giải trí, bổ trợ kiến thức, kỹ năng… để thu hút sinh viên”, Ngọc chia sẻ.

Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 5

Các đại biểu hiến kế nhiều giải pháp chuyển đổi số

Đại biểu Hoàng Đức Chung - sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) cho rằng, việc Hội Sinh viên đẩy mạnh việc cài đặt ứng dụng sinh viên là thiết thực. Tuy nhiên, Hội cần bổ sung thêm các tính năng, tiện ích của ứng dụng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của sinh viên.

Theo Chung, ứng dụng sinh viên không chỉ để quản lý sinh viên mà còn phải mở rộng hơn nữa cả về các tổ, đội, nhóm và triển khai các phong trào hoạt động. Đặc biệt là triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “mùa hè số”.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong chiến dịch “Mùa hè xanh”, các bạn sinh viên tình nguyện lan tỏa, giúp người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chuyển đổi số.

Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 6
Để chuyển đổi số thực sự đi vào đời sống sinh viên ảnh 7

Còn chị Đặng Thị Bảo Trinh - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh Quảng Nam cho rằng, sinh viên là những người có trí tuệ, năng động và sáng tạo, tiếp thu nhanh với những cái mới phù hợp với chuyển đổi số. Vì vậy, các bạn cần phát huy vai trò tiên phong trải nghiệm, tuyên truyền về chuyển đổi số. Từ đó, có hiến kế, đề xuất để Hội Sinh viên thực hiện tốt hơn câu chuyện chuyển đổi số của mình.

MỚI - NÓNG