Đề xuất công nhận giáo sư phải có công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khi xét duyệt công nhận thầy cô đại học đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư nên yêu cầu phải có ít nhất một công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống trong nước mới được xét duyệt phong chức danh.

Đây là ý kiến đề xuất của cử tri TPHCM gửi đến Bộ GD&ĐT, Hội đồng Giáo sư Nhà nước trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Đề xuất công nhận giáo sư phải có công trình nghiên cứu phục vụ trực tiếp sản xuất ảnh 1

Đồng thời, Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm dành một tỷ lệ điểm xứng đáng cho các công trình nghiên cứu có liên kết với cơ quan, doanh nghiệp trong nước mà kết quả là phục vụ trực tiếp sản xuất và đời sống.

Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời như sau:

Hiện nay, việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS).

Những quy định tại Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS ở Việt Nam theo hướng tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được đông đảo đội ngũ nhà khoa học trong nước và nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao.

Về kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.