Đến hẹn lại… thiếu

0:00 / 0:00
0:00
TP - Chị họ tôi ở huyện Bình Chánh, TPHCM, hôm qua gọi điện “than” quá vất vả để xin được cho con trai một suất học lớp 6 tại ngôi trường có học 2 buổi/ngày. Khu chị ở phần lớn các trường chỉ dạy 1 buổi/ngày vì thiếu lớp trầm trọng.

Trước đó, tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi đọc được thông tin, tại thủ đô Hà Nội, phụ huynh vẫn như nhiều năm trước, xếp hàng từ 2h sáng để có thể kiếm được bộ hồ sơ nhập học cho con. Tại Hà Nội, bậc nào cũng thiếu trường lớp trầm trọng.

Câu chuyện thiếu trường lớp cứ được nhắc đi nhắc lại trước mỗi đầu năm học mới. Đó như một vấn đề “đến hẹn lại nói”, chưa có một giải pháp “trị” dứt điểm?

Thông tin từ Sở GD&ĐT TPHCM, năm học 2023- 2024 nơi đây tăng 35.000 học sinh. Số lượng phòng học tăng mới luôn không đáp ứng đủ số lượng học sinh tăng mỗi năm. Đây là lý do chính khiến học sinh nhiều trường chỉ có thể bố trí học 1 buổi/ngày. TP Thủ Đức, Bình Tân, quận 12, và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn là những địa chỉ thiếu trường lớp trầm trọng.

“Mặc dù thành phố luôn cố gắng đảm bảo được 100% chỗ học với tỉ lệ 294 phòng học/10.000 dân. Tuy nhiên, để tất cả học sinh thành phố được học 2 buổi/ngày là điều rất khó”, lãnh đạo Sở GD- ĐT đã chia sẻ như thế tại cuộc họp báo thường kỳ mới đây.

Những trường học sinh phải học 1 buổi/ngày chắc chắn khó tiếp thu hết khối lượng kiến thức của chương trình so với học sinh được học 2 buổi/ngày. Điều này sẽ dẫn đến những hệ luỵ như chất lượng học sinh tại các trường, các quận, huyện không đồng đều. Ngoài ra, cũng gây không ít khó khăn cho phụ huynh trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con em mình. Thêm một hệ luỵ không thể không nhắc đến của việc thiếu trường lớp, chính là nảy sinh vấn nạn “chạy” trường. Phụ huynh ai cũng muốn con em mình được học trường tốt, đủ điều kiện 2 buổi/ngày, cũng là điều dễ hiểu.

Viết đến đây tôi lý giải được vì sao nhiều phụ huynh phải khổ sở thay đổi địa chỉ, chỗ ở, nhập khẩu cho con vào khu vực có trường học tốt hơn. Tuy nhiên, tôi lại không lý giải được tại sao thực trạng thiếu trường lớp là vấn đề kinh niên, cứ “đến hẹn lại thiếu” tại các thành phố lớn lâu nay nhưng chưa bao giờ có giải pháp xử lý triệt để!

Sở GD- ĐT TPHCM cho biết, năm nào cũng tham mưu và đề xuất với thành phố, ưu tiên vốn ngân sách cho những dự án trường lớp tại khu vực có tốc độ dân số tăng cao, như địa bàn có nhiều khu công nghiệp, dân số trẻ; rồi kiến nghị những chính sách ưu đãi cho phát triển trường học trên địa bàn… Nhưng điều đáng nói, nghiên cứu, tham mưu hay đề xuất, chỉ là phần lý thuyết, nó luôn dễ hơn khâu thực hiện.

Nói như một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị thì, tốc độ đầu tư cho giáo dục đã không chạy kịp tốc độ phát triển “chóng mặt” của nhà cao tầng và gia tăng dân số. Đây chính là lỗi hệ thống của các cơ quan chức năng, cấp phép và quản lý. Các dự án trước khi được phê duyệt luôn đi kèm với bản vẽ rất nhiều tiện ích về hạ tầng. Nhưng, các nhà đầu tư chỉ chú trọng đúng phần mang lại lợi nhuận rõ nhất là xây nhà để bán, trường học, sân chơi đi kèm thường chỉ là những “chiếc bánh vẽ”.

MỚI - NÓNG
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
TPO - Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Văn phòng Điều phối chính sách Chính phủ Hàn Quốc và Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Nhiều nội dung liên quan thúc đẩy hợp tác thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã được chia sẻ, đề xuất.
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
TPO - Cuốn sách tập hợp ký họa, nhật ký của một chiến sĩ trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ được dịch từ tiếng Anh, lần đầu được dịch ra tiếng Việt. Dịp này độc giả được đọc lại những tác phẩm viết về chiến dịch Điện Biên Phủ từ rất sớm do những tên tuổi như Trần Dần, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Huy Tưởng chấp bút.