Đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1017/QĐ-TTg phê duyệt chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".

Theo đó, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Quyết định cũng nêu rõ, định hướng đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Cụ thể Việt Nam sẽ đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh; đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Đến năm 2030, Việt Nam cần 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn ảnh 1

Nhiều trường đại học được định hướng từ Bộ GD - ĐT đã mở nhóm ngành Thiết kế vi mạch và Công nghệ bán dẫn.

Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, quyết định cũng nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, trong đó có Chính phủ sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy hợp tác các bên nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, với một số định hướng chính sách.

Chính phủ sẽ ưu tiên học bổng cho người học theo học các chương trình đào tạo tài năng, cho người học chương trình đào tạo về công nghiệp bán dẫn theo quy định của cơ sở giáo dục đại học. Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư, xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. HCM và TP. Đà Nẵng.

Chính phủ giao Bộ GD - ĐT hướng dẫn cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn; lựa chọn các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và ban hành kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của chương trình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.
Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

SVVN - Sáng 16/9, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Sau 2 tiếng phát động, gần 100 triệu đồng được quyên góp, số tiền này sẽ được gửi đến chính những sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đang gặp khó khăn, gia đình thiệt hại do bão lũ. 
Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Báo Tiền Phong phối hợp cùng Học viện Tài chính và Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia tổ chức chương trình “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”, mở màn chuỗi 15 chương trình toạ đàm hướng nghiệp “Trường học hay Trường đời” sẽ được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện trong thời gian tới.