ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á

HHT - Bộ Tư Pháp (DOJ) Mỹ gần đây đã gửi cho Đại học Yale một Thông báo Vi phạm, cho rằng ĐH Yale phân biệt đối xử với sinh viên. Theo đó, sinh viên châu Á có khả năng được nhận vào trường thấp hơn, dù có bằng cấp tương tự nhiều sinh viên khác.

Hơn 100 năm trước, đã có sự việc là trường Harvard - đại học hàng đầu ở Mỹ - giới hạn số sinh viên Do Thái được vào trường. Câu chuyện đó thậm chí đã đi vào lịch sử. Nhưng thật không may, ngay ở năm 2020, những “giới hạn” như thế vẫn được áp dụng. Đúng vậy, đến tận bây giờ, chính những trường hạng ưu (elite) ở Mỹ vẫn đang làm điều tương tự với sinh viên gốc châu Á.

ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á ảnh 1

Một sinh viên châu Á vào Tòa nhà Tuyển sinh ở ĐH Harvard. Ảnh: Glen Cooper/ Getty Images.

10 ngày trước, DOJ đã thông báo rằng họ đã có đủ bằng chứng cho thấy ĐH Yale cố ý phân biệt đối xử theo hướng bất lợi cho sinh viên gốc châu Á và cả sinh viên da trắng. Đến mức, các luật sư của Chính phủ gợi ý rằng, Yale cần bị cấm xem xét chủng tộc của sinh viên trong quá trình xét tuyển.

Việc này khiến người ta nhớ lại vụ kiện “bom tấn” chống lại trường Harvard vào vài năm trước, với lý do tương tự (sinh viên châu Á dễ bị Harvard từ chối, lấy lý do về “tính cách” và “sự phù hợp”). Trong vụ này, cuối cùng thì phía Tòa án đã không cho rằng Harvard vi phạm pháp luật, dù cũng thừa nhận rằng các quá trình xét tuyển của họ “không hoàn hảo”. Vụ kiện này kéo dài đến tận năm nay.

ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á ảnh 2

Sinh viên ở Đại học Yale. Ảnh: Getty.

Còn trong vụ của trường Yale, thì các cuộc điều tra mở rộng dựa trên dữ liệu của gần 20 năm cho thấy, hồ sơ của học sinh châu Á và học sinh da trắng chỉ có “1/10 đến 1/4 khả năng được nhận, so với các học sinh Mỹ - Phi, với kết quả học tập tương tự”.

Sự đa dạng trong trường đại học có thể là một mục tiêu hoành tráng, nhưng có lẽ chỉ trên lý thuyết thôi. Còn trong thực tế, các con số đã cho thấy sinh viên châu Á bị phân biệt đối xử rất rõ ràng, đặc biệt là ở các trường thuộc Ivy League. Ngoài ra, thành kiến đối với sinh viên gốc châu Á càng tăng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19.

ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á ảnh 3

Nhiều người từng biểu tình ở Boston, để ủng hộ tổ chức Sinh viên vì Tuyển sinh công bằng, chống lại việc ĐH Harvard phân biệt đối xử, đặt giới hạn số sinh viên châu Á được tuyển. Ảnh: The Gate.

Đại học Yale được yêu cầu phải sửa chữa chính sách xét tuyển của mình trước ngày 27/8, nếu không, DOJ sẽ khởi kiện.

ĐH Harvard và Yale phân biệt đối xử, lấy cớ về “tính cách” để ít nhận sinh viên châu Á ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Gần 20 trường từ Christchurch (New Zealand) mang đến cơ hội trải nghiệm cho học sinh Việt Nam

Gần 20 trường từ Christchurch (New Zealand) mang đến cơ hội trải nghiệm cho học sinh Việt Nam

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 - 27/5, các đơn vị giáo dục từ thành phố Christchurch, New Zealand, đặc biệt tổ chức chuỗi lớp học trải nghiệm dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam, tạo điều kiện cho người học và phụ huynh trực tiếp tương tác với các giáo viên New Zealand, đồng thời tìm hiểu cơ hội học tập và học bổng tại các trường ở Christchurch - thành phố lớn thứ hai ở New Zealand.
Fafifun - Tiên phong trong việc giáo dục tài chính sớm cho trẻ tại Việt Nam

Fafifun - Tiên phong trong việc giáo dục tài chính sớm cho trẻ tại Việt Nam

Giáo dục tài chính cho trẻ em từ khi còn nhỏ thực sự cần thiết để giúp cho trẻ phát triển một tương lai vững mạnh và tự tin trong việc quản lý tiền bạc. Nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay, sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải có nhiều kỹ năng ứng biến bắt kịp với những sự thay đổi, những xu hướng mới có tác động trực tiếp đến đời sống của cá nhân, xã hội theo từng thời điểm, điều kiện hoàn cảnh cụ thể.