ĐH Sư phạm Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2021

0:00 / 0:00
0:00
ĐH Sư phạm Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2021
SVVN - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021, theo đó sẽ có 4 phương thức tuyển sinh được công bố.

Năm 2021, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chính quy với thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại Khá trở lên.

Phương thức tuyển sinh của trường gồm thi tuyển, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Nhà trường xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ GD - ĐT. Ưu tiên cộng điểm hoặc xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt (quy định theo từng ngành).

Ngoài ra, trường ĐH Sư phạm Hà Nội thực hiện 4 phương thức xét tuyển sinh sau:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển.

Tiêu chí xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có)). Nếu xét tuyển theo phương thức 2 hoặc phương thức 3 còn thừa chỉ tiêu thì sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức 1 hoặc phương thức 4 tùy theo ngành đào tạo.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên sẽ theo quy định của Bộ GD - ĐT.

Còn đối với các ngành ngoài sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 15 trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có).

Phương thức 2

Điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt loại Tốt, có học lực Giỏi cả 3 năm ở cấp THPT và phải thỏa mãn một trong các điều kiện dưới đây:

- Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh/thành phố hoặc đội tuyển của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học được tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

- Thí sinh là học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố.

- Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm TP. HCM.

- Thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS hoặc TOEFL iBT hoặc TOEIC, chứng chỉ Tiếng Pháp DELF hoặc TCF, chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS (thời hạn 2 năm tính đến ngày công bố kết quả xét tuyển thẳng của trường, trường có quy định cụ thể theo từng ngành).

Nguyên tắc xét tuyển là xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ đối tượng (1) nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tiếp lần lượt đến các đối tượng mục (2) (3), (4) cho đến hết chỉ tiêu. Đối với thí sinh thuộc đối tượng từ mục (2) đến (4) xét theo tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học ở THPT theo quy định của mỗi ngành.

Phương thức 3: Xét học bạ THPT

- Đối với các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại Tốt và 3 năm học lực Giỏi. Riêng đối với ngành Sư phạm Tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại Giỏi; đối với ngành Sư phạm Công nghệ, điều kiện về học lực lớp 12 phải đạt loại Giỏi.

- Đối với các ngành ngoài sư phạm, thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở THPT đạt từ Khá trở lên.

Về nguyên tắc xét tuyển: Xét tổng điểm trung bình chung cả năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo qui định của mỗi ngành (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có). Trước hết, xét các thí sinh thuộc đối tượng XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của PT2, sau đó xét đến các thí sinh đối tượng XTT3.

Phương thức 4: Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 với kết quả thi năng khiếu tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh.

Điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở THPT đạt loại Khá trở lên.

Cụ thể, chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành/nhóm ngành/khối ngành từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo như sau:

- Trường ĐH Sư phạm cũng thông tin về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Theo đó, đối với các ngành Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên (nhóm ngành I), ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ theo quy định của Bộ GD - ĐT.

Còn đối với các ngành ngoài sư phạm (nhóm ngành IV, V, VII), ngưỡng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển là 15 điểm.

Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.