ĐHQG TP. HCM sẽ đa dạng nguồn thu khi tự chủ

SVVN - ĐHQG TP. HCM sẽ phải đa dạng hóa các nguồn thu, từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động các khoản chi.

Ngày 29/12, phát biểu tại Hội nghị thường niên của ĐHQG TP. HCM năm 2020, PGS. TS Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TP. HCM cho rằng, tự chủ đại học là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước để phát triển giáo dục đại học.

Theo ông Quân, để giáo dục Việt Nam có được thức hạng cao và bền vững trên các bảng xếp hạng đại học quốc tế, nhà nước cần xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển một số trường đại học như cách mà các quốc gia khác trên thế giới đã làm.

“Tự chủ đại học phải đi cùng với trách nhiệm giải trình của trường đại học, thể hiện sự minh bạch của các bên liên quan và thông thường là báo cáo giải trình được xây dựng dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động”, ông Quân nói.

Phó giám đốc thường trực ĐHQG TP. HCM cho biết thêm, bước đầu thực hiện tự chủ đại học tại ĐHQG TP. HCM đã mang lại những kết quả tích cực. Trong giai đoạn tới, ĐHQG TP. HCM sẽ tiếp tục vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu đề xuất mô hình tự chủ phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Cụ thể, ĐHQG TP. HCM sẽ phải đa dạng hóa các nguồn thu, từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động các khoản chi.

ĐHQG TP. HCM sẽ đa dạng nguồn thu khi tự chủ ảnh 1 Năm 2021, trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐH Kinh tế Luật, trường ĐH Quốc tế thuộc ĐHQG TP. HCM sẽ tự chủ và học phí tăng mạnh.

Trước đó, như chúng tôi đã thông tin, ĐHQG TP. HCM đã thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 4 trường đại học thành viên, gồm trường ĐH Bách khoa, trường ĐH Công nghệ thông tin, trường ĐH Kinh tế Luật, trường ĐH Quốc tế. Trong đó dự kiến học phí năm 2021 tăng cao.

Theo đó, 4 trường này bắt thực hiện đề án tự chủ từ năm 2021 theo đề án xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ giáo dục đào tạo của các trường. Đề án này nêu rõ mức xây dựng học phí dự kiến năm học của các trường từ 2021 - 2030.

Cụ thể, trường ĐH Bách khoa đề xuất mức học phí cho hệ chính quy năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 27,5 triệu đồng; các năm 2023, 2024 và 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đê xuất thu đủ mức học phí theo giá dịch vụ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trường ĐH Kinh tế Luật đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn từ 2026 - 2030, trường ĐH Kinh tế Luật dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng từ 10 - 15%.

Trường ĐH Công nghệ thông tin đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 30 triệu đồng; năm 2023 là 45 triệu đồng; năm 2024 là 49,5 triệu đồng và năm 2025 là 54,4 triệu đồng.

Trường ĐH Quốc tế cũng xây dựng mức học phí dự kiến năm học 2021 là 50 triệu đồng; năm 2022 là 55 triệu đồng; năm 2023 là 60 triệu đồng; năm 2024 là 65 triệu đồng và năm 2025 là 66 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2030, trường này đề xuất mức học phí là 72 triệu đồng.

Các đề án này xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ đào tạo theo Thông tư 14/2019 của Bộ GD - ĐT ngày 30/8/2019 của Bộ GD - ĐT về phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo và công văn theo quy định này của ĐHQG TP. HCM.

Theo đó, giá dịch vụ đào tạo được xác định theo công thức gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao, hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư), chi phí quỹ khác.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.