Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp

TPO - Di tích lịch sử quốc gia chùa Cao Dân gắn liền với phong trào kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tuy nhiên hiện ngôi chùa đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Chùa Cao Dân tọa lạc tại xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, Cà Mau) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 2017.

Cũng như nhiều ngôi chùa Nam tông Khmer khác tại Cà Mau, chùa Cao Dân cũng có truyền thống cách mạng lâu đời, nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động trong hai cuộc kháng chiến.

Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp ảnh 1

Ngôi sa-la của chùa Cao Dân đang bị xuống cấp.

Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp ảnh 2

Phần mái ngôi sa - la bị gió thổi bay.

Rất nhiều vị sư ở chùa Cao Dân đã trưởng thành trong cách mạng, không ít trong số đó trở thành cán bộ chủ chốt. Tiêu biểu là cố Đại đức Hữu Nhem - người từng trụ trì chùa Cao Dân, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng khu Tây Nam Bộ.

Tuy nhiên, di tích lịch sử quốc gia này hiện tại đang có dấu hiệu xuống cấp do thời gian dài không được trùng tu, sửa chữa. Mái ngói của ngôi sa-la hiện bị xô lệch nhiều vị trí, khung cửa kính bị rỉ sét, vỡ nát… gây lo ngại về an toàn khi phật tử tới chùa.

Bậc thềm Tháp cố Hòa Thượng Hữu Nhem dù được tu sửa, nhưng vẫn bị xuống cấp, nền bị lún. Sân chùa, đường nội bộ thường xuyên ngập nước, bong tróc…

Theo Ban Quản trị chùa Cao Dân, chỉ còn hơn một tháng nữa đến lễ Sen Dolta (còn gọi lễ cúng ông bà), việc mái ngói của tòa sa-la bị bung nóc ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng của người dân và buổi lễ.

Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp ảnh 3

Sân đường nội bộ thường xuyên bị ngập nước khi trời mưa.

Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp ảnh 4

Cửa kính bị rỉ sét, vỡ nát.

MỚI - NÓNG
Bình luận