Dịch COVID-19 tấn công trường ĐH: “Tết này con không về”

Ảnh: FPTU
Ảnh: FPTU
TPO - Trường Đại học bị phong toả do có sinh viên mắc COVID-19, điều này đồng nghĩa với việc nhiều sinh viên sẽ phải cách ly. tết này nhiều sinh viên lần đầu tiên trong đời phải ăn Tết Nguyên đán xa nhà.

Với ca bệnh 1815 được phát hiện là nam sinh trường Đại học (ĐH) FPT, ngay trong tối 31/1, toàn bộ cơ sở của trường tại Láng Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội bị phong tỏa. Cùng với đó là hơn 300 sinh viên chưa kịp về quê ăn Tết sẽ cách ly tại trường hoặc phòng trọ. Điều này đồng nghĩa với việc, các sinh viên này lần đầu tiên trong đời không về quê ăn Tết Nguyên đán.

Sinh viên Cao Bá Trọng, trường ĐH FPT cho biết ngay lệnh phong toả diễn ra đúng lúc Trọng và bạn đang ở ngoài đường nên vội chạy nhanh đi mua mì gói, bim bim rồi tự giác… vào trường để cách ly. Khi làm xong thủ tục cách ly, Trọng mới điện cho bố mẹ bảo thông báo năm nay sẽ ăn Tết một mình vì an toàn là trên hết.

Còn Nguyễn Thị Hồng Ánh, cho hay khá bất ngờ và mới lạ vì lần đầu tiên đón Tết xa nhà lại ở ngay tại trường. “Đương nhiên là mình có buồn vì xa gia đình nhưng may mà bên cạnh mình còn có các bạn cùng phòng. Bố mẹ cũng gọi điện hỏi thăm và động viên không sao cả, cứ đón Tết trên đó! Bao giờ về đây xem táo quân bù với cả nhà sau”, Hồng Ánh chia sẻ.

Là một trong những sinh viên đang thực hiện cách ly tại trường, sinh viên Nguyễn Hoàng Phương của trường ĐH FPT cho biết, việc đầu tiên làm khi nghĩ có khả năng đón Tết trên trường là gỡ hết đống hành lý vừa mới gói tối qua xong. “20 nồi bánh chưng đã trôi qua thì đây là lần đầu mình trải nghiệm Tết xa nhà. Hơi buồn xíu thôi cơ mà cũng vui lắm vì mọi năm mình sẽ phụ trách dọn nhà nhưng năm nay thì không phải cầm chổi luôn”, Hoàng Phương cười cho biết.

Được biết sau khi một sinh viên của trường ĐH FPT mắc COVID-19, nhà trường xác định được 52 giảng viên, sinh viên từng tiếp xúc gần với bệnh nhân này. Trong đó, có 47 sinh viên và 5 giảng viên hiện đang là F1 đều cùng lớp với sinh viên bị mắc COVID-19. Cụ thể: 25 giảng viên, sinh viên ở Hà Nội, còn lại là sinh viên ở các tỉnh: Thái Bình, Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương và Quảng Ninh.

Hôm qua, 2/2, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các ĐH, trường ĐH, học viên, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường giải pháp phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương để điều chỉnh kế hoạch dạy và học trong giai đoạn hiện tại và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu; chủ động quyết định cho sinh viên nghỉ học hoặc chuyển sang dạy và học trực tuyến (nếu cần thiết) theo các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; tăng cường truyền thông, quán triệt tới toàn thể cán bộ và sinh viên thực hiện nghiêm túc "Thông điệp 5K" (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế), cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone.

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh yêu cầu hạn chế tối đa việc di chuyển ra khỏi nơi cư trú, trường hợp sinh viên về quê nghỉ Tết phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn; thực hiện nghiêm công tác khai báo y tế nếu có các triệu chứng bệnh như ho, sốt, đau họng và đã từng đi tới vùng có dịch hoặc có tiếp xúc với người thuộc diện F0, F1, F2.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.