Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Điện ảnh xanh là xu hướng làm phim mà các nền điện ảnh trên thế giới đang hướng tới. Đón nhận xu hướng đó, thông qua cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanh cùng với những trăn trở về môi trường Hà Nội, nhóm bạn trẻ của Sở Thú Studio đã dùng tư duy xanh để tạo ra một bộ phim hoạt hình làm hầu hết bằng vật liệu tái chế - Vượt thành Axima.

Điện ảnh xanh - đánh thức tài năng trẻ

“Điện ảnh xanh” là xu hướng làm phim mà các nền điện ảnh trên thế giới đang hướng tới, có thể hiểu điện ảnh xanh là làm phim song song với bảo vệ môi trường. Bởi theo khảo sát của Arup (công ty dịch vụ chuyên nghiệp đa quốc gia của Anh), thông thường sau khi quay xong một bộ phim điện ảnh, đoàn làm phim tiêu thụ khoảng 200.000 chai nước, xả ra 1.000 tấn rác. Do đó, ngành công nghiệp giải trí đang “xanh hóa” theo từng bước tiến.

Tháng 1 vừa qua, một loạt hoạt động điện ảnh ý nghĩa về đề tài thiên nhiên, môi trường đã được tổ chức tại Việt Nam. Một trong những sự kiện điện ảnh thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như giới làm phim là cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh Xanh”. Cuộc thi với chủ đề “Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững” hưởng ứng “Chiến dịch Màn ảnh xanh Việt Nam: Đường đến phát triển bền vững” được Hiệp hội Xúc tiến và phát triển điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng Tập đoàn Netflix.

Cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh Xanh” đã nhận được sự quan tâm của những người yêu điện ảnh, đặc biệt là giới trẻ với những tác phẩm chứa đựng giá trị và tinh thần nhân văn sâu sắc. Trong đó phải kể đến tác phẩm từ nhóm bạn trẻ đến từ Hà Nội thông qua bộ phim làm từ “rác” - Vượt thành Axima.

Xưởng phim tái chế và ý tưởng làm phim hoạt hình từ “rác”

Vượt thành Axima là dự án phim hoạt hình stop-motion (hoạt hình tĩnh vật) đầu tay của Sở Thú Studio, làm hầu hết từ vật liệu tái chế. Đây là xưởng phim hoạt hình tái chế đầu tiên tại Việt Nam được thành lập bởi Khuê Nguyễn và Mẫn Nhi, sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Sở Thú Studio là quyết tâm của những người trẻ, mong muốn thông qua điện ảnh, có thể lan tỏa những điều đẹp đẽ về môi trường, tạo nên những thước phim “xanh" đầy giá trị.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 1
Poster phim Vượt thành Axima (Nguồn: Sở Thú Studio)

Theo Mẫn Nhi (nhà sản xuất phim) chia sẻ, cảm hứng lập nên xưởng phim tái chế - Sở Thú Studio là từ cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh xanh” do Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) phát động vào tháng 1/2022. Biết đến cuộc thi, nhóm bạn trẻ đã suy nghĩ, trăn trở nhiều về việc có tham gia hay không, bởi vì tất cả mới chỉ là những cô cậu sinh viên năm 3 năm 4 chưa có kinh nghiệm nhiều, nhưng với tinh thần người trẻ: phải thử mới biết được, các bạn đã bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 2

Các thành viên Sở Thú Studio có chung niềm đam mê là hoạt hình stop-motion và luôn ấp ủ một tình yêu dành cho môi trường (Nguồn: Sở Thú Studio).

“Mình quan sát thấy ở Hà Nội có một số thứ từ trước tới nay không đổi: biển cấm đổ rác càng to thì đống rác càng vĩ đại; khi đi đường, người ta vẫn tiếc công tắt máy mỗi 25 giây dừng đèn đỏ; mua trà sữa dùng cốc nhựa bỏ trong túi nilon thì tiện hơn là mang cốc từ nhà đi. Nghe báo đài ngày đêm ra rả: người trẻ - chủ nhân tương lai của thế giới mà lòng ngao ngán. Một thế giới ô nhiễm đến thế này, ai trong số người trẻ chúng mình dám vỗ ngực tự hào rằng mình là người thừa kế nó?... Mang rác về làm phim, nhắc nhở mọi người trong đoàn tái chế, giảm rác là chưa đủ. Sức mạnh của điện ảnh là sức mạnh lan toả. Mình và ekip mong phim của mình kể một câu chuyện thật hay, có thể gieo vào đầu khán giả một hạt giống suy nghĩ. Chờ nắng lên, hạt giống ấy sẽ nảy mầm” - Trích lời chia sẻ của Khuê Nguyễn (đạo diễn phim).

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 3

Đạo diễn Khuê Nguyễn sinh viên năm 3, Đạo diễn Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. (Nguồn: Sở Thú Studio).

Hành trình nhặt rác về làm “phim”

Vượt thành Axima lấy bối cảnh hậu tận thế, Trái Đất đã ô nhiễm trầm trọng và thiếu hụt tài nguyên trên diện rộng. Trật tự thế giới thay đổi, nền văn minh loài người giờ đây nằm sâu dưới lòng đất. Phim xoay quanh Max - một cậu bé luôn mơ về vùng đất có màu xanh nhưng phải cư ngụ dưới lòng đất xám xịt, lạnh lẽo. Phim là hành trình “vượt thành” của Max để mang mầm cây vươn lên mặt đất và đón lấy những tia hy vọng về sự sống dần tái sinh.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 4

Vượt thành Axima lấy bối cảnh hậu tận thế, Trái Đất đã ô nhiễm trầm trọng và thiếu hụt tài nguyên trên diện rộng (Nguồn: Sở Thú Studio)

Thông thường quá trình làm bối cảnh phim sẽ tạo ra nhiều rác thải ra môi trường, chính vì thế nhóm làm phim đã quyết định tái chế “rác cũ” làm vật liệu chính để tránh việc ra “rác mới”, hạn chế tối ưu việc gây ô nhiễm môi trường. Bối cảnh chính trong phim Vượt thành Axima là trong lòng đất. Bình thường để làm bối cảnh này sẽ cần đất đá, xi măng,… nhưng thay vào đó nhóm làm phim quyết định dùng xốp, giấy báo, đất sét và xỉ than làm nguyên liệu chính. Quá trình làm Vượt Thành Axima kéo dài 7 tháng, nhưng trong đó đã mất tận 2 tháng để đi “nhặt rác”.

“Chúng mình đã ra các bãi phế liệu, bãi rác và thậm chí đã tìm được “thiên đường xốp” của riêng mình. Hồi đó, mỗi thành viên trong studio đều có một nhiệm vụ, khi đi đường không bỏ qua bất kỳ một ngóc ngách hay thùng rác công cộng nào và nếu vô tình thấy một vật liệu nào có thể “tái chế” lại sẽ gói mang về ngay” - Mẫn Nhi chia sẻ.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 5

Xốp nhặt được từ bãi rác. (Nguồn: Sở Thú Studio)

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 6

Tường được làm bằng xốp, giấy báo, xỉ than.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 7

Những ngôi nhà rác được làm từ “rác”.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 8

Trang phục của nhân vật chính Max được may lại từ những mảnh vải vụn đã bỏ đi.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 9

Xam - chú Nhện biến dị với một chân bằng ống hút.

Với mục đích lớn nhất là bảo vệ môi trường, nhóm các bạn trẻ đã đúng nghĩa “nhặt rác” về để xây dựng bối cảnh và làm phim. Mỗi một hành động “nhặt rác” đều hướng đến một suy nghĩ: bảo vệ môi trường từ những bước nhỏ nhất. Bộ phim Vượt thành Axima chỉ dài 4 phút nhưng đó là một hành trình cố gắng làm “xanh màn ảnh” và tư duy của người trẻ. Bộ phim đã vinh dự đạt Giải Ba cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh xanh” với cách thức thể hiện và thông điệp ý nghĩa.

Điện ảnh xanh 'gặp' tư duy xanh ảnh 10

Sở thú cùng đạo diễn Mai Đình Khôi (giải nhất Màn ảnh Xanh). (Nguồn: Sở Thú Studio)

Kết thúc bộ phim là hình ảnh Max đã đưa được mầm cây lên mặt đất. Bề mặt Trái Đất đã phủ kín màu xanh từ những chiếc cây mọc lên trên những đống “rác” sau hơn nghìn năm bị tàn phá bởi con người. Nhóm bạn trẻ muốn nhắn nhủ rằng, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ con người, vì vốn dĩ thiên nhiên không cần bảo vệ, thiên nhiên có thể tự tái sinh.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.