Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường

TPO - Diễn đàn "Điều em muốn nói" có sự tham gia của nhiều nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia tâm lý, nghệ sĩ và sự góp mặt của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Vinh. 
DIỄN ĐÀN ĐIỀU EM MUỐN NÓI

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

17/05/2023 14:55

17/05/2023 14:59

Bạo lực học đường không mới nhưng cũng không bao giờ cũ. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bất kỳ học sinh nào đang ngồi trên ghế nhà trường với những biến tướng mới của bạo lực trắng như tẩy chay, bạo lực trên không gian mạng…

Nhằm nhìn nhận toàn diện vấn đề, đồng thời tìm giải pháp hạn chế tình trạng trên, giúp phụ huynh, thầy cô giáo, đặc biệt học sinh vượt qua được những khó khăn phát huy tốt việc dạy và học trong bối cảnh có nhiều áp lực như hiện nay, với sự đồng hành của Hội đồng đội Trung ương, Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Nghệ An, Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức diễn đàn “Điều em muốn nói” lần thứ II với chủ đề: Phòng chống bạo lực học đường.

17/05/2023 15:04

Danh sách đại biểu, khách mời, diễn giả tham gia diễn đàn

Các vị đại biểu, khách mời, diễn giả tham gia diễn đàn

- Anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

- Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

- Chị Hồ Hồng Nguyên - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

- Ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó Vụ Trưởng Vụ Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ GD&ĐT

- Bà Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

- TS Ngô Trí Hiệp, Trưởng khoa Y tế Công cộng, trường ĐH Y khoa Vinh

Cùng diễn viên Quang Anh, diễn viên Bảo Hân

Hoa hậu Việt Nam năm 2022 Huỳnh Thị Thanh Thuỷ, hai Á Hậu Trịnh Thuỳ Linh, Lê Nguyễn Ngọc Hằng; Hoa hậu hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân.

17/05/2023 15:19

Học sinh háo hức tham gia Diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 2

15h30 mới diễn ra Diễn đàn, nhưng rất nhiều học sinh đã đội nắng đến Diễn đàn từ rất sớm

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 3

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - nơi diễn ra Diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 4

Học sinh sát khuẩn trước khi vào trường tham dự Diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 5
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 6

Thời tiết thành phố Vinh- Nghệ An hôm nay khá nóng, nhưng không làm khó được sự háo hức, vui tươi của các em học sinh đến tham gia Diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 7

Ban tổ chức phát nước, sữa cho các bạn học sinh

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 8

Hơn 2.000 học sinh sẽ tham gia diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 9
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 10

Tranh thủ chụp selfie cùng bạn bè

17/05/2023 15:41

Nụ cười rạng rỡ của những người đẹp tham dự Diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 11
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 12
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 13

17/05/2023 16:16

Phát biểu khai mạc, Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho biết, đây là lần thứ hai, Diễn đàn Điều em muốn nói được tổ chức sau lần thứ nhất rất thành công năm 2022 tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ Hà Nội. Sự ra đời của Diễn đàn xuất phát từ một thực tế là các em ở tuổi đi học của chúng ta vốn có rất nhiều vấn đề của lứa tuổi nay càng gặp nhiều vấn đề hơn do những đặc điểm phát triển của xã hội, của môi trường sống, môi trường công nghệ, truyền thông nhưng bản thân các em lại ít có cơ hội nói lên tiếng nói của mình để được lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 14

Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong

Chính vì vậy mà sáng kiến tổ chức Diễn đàn Điều em muốn nói của báo Tiền Phong ngay từ đầu đã nhận được sự quan tâm, khuyến khích của lãnh đạo T.Ư Đoàn, Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các địa phương và sự vào cuộc chung tay cùng thực hiện của các cấp của ngành GD&ĐT và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Mục đích của Diễn đàn là tạo cơ hội cho các em được đối thoại, giãi bày, trình bày các vấn đề gặp phải và quan điểm của mình với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, những người nổi tiếng có ảnh hưởng trong xã hội, với các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và được nghe từ họ những kiến giải, những lời khuyên bổ ích giúp các em vượt qua khó khăn.

Từ lần đầu tiên thành công, Diễn đàn đã được quyết định là sẽ tổ chức thường niên. Tất nhiên, một diễn đàn không thể giải quyết được vấn đề, nhưng báo Tiền Phong và các đơn vị phối hợp tổ chức mong muốn sẽ tạo ra được một mô hình để từ đó sẽ có thêm nhiều diễn đàn tương tự nữa trên khắp đất nước. Chỉ có như vậy diễn đàn Điều em muốn nói mới có thể đóng góp đáng kể vào việc hỗ trợ các em học sinh giải quyết các vấn đề, vượt qua các khó khăn của lứa tuổi.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 15

Mục đích của Diễn đàn nhằm tạo cơ hội cho các em được đối thoại, giãi bày về Phòng, chống bạo lực học đường

Diễn đàn Điều em muốn nói lần thứ nhất năm 2022 đề cập vấn đề những căng thẳng tâm lý của học sinh sau một thời gian dài bị cách ly do đại dịch COVID 19, bị tách khỏi môi trường sống, môi trường học tập, bạn bè, thầy cô trong một thời gian dài. Ở lần thứ hai này, chủ đề của Diễn đàn là “Phòng, chống bạo lực học đường”. Đây là một vấn đề nóng, thậm chí nhức nhối hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng mà còn có nguy cơ làm biến dạng môi trường sư phạm, khiến cho việc đến trường với nhiều em học sinh không còn là một niềm vui mà là nỗi lo sợ. Trong một số trường hợp, các em bị đẩy vào tình trạng cực đoan, có những hành động thiếu suy nghĩ rất đáng tiếc, mang lại nỗi buồn lo, thậm chí là nỗi đau cho bố mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè và toàn xã hội.

Chúng tôi mong Diễn đàn ngày hôm nay sẽ được sự tham gia tích cực, chủ động của các chủ thể, đặc biệt là các em học sinh để chúng ta cùng nhận diện, mổ xẻ vấn đề, đưa ra những kiến giải, những giải pháp để góp phần phòng chống bạo lực học đường.

Để thực hiện được diễn đàn với quy mô như thế này, các đơn vị tổ chức trân trọng cảm ơn lãnh đạo T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo và cử đại diện tham dự diễn đàn. Trân trọng cảm ơn các nhà giáo dục, quản lý, các chuyên gia, các hoa hậu, á hậu, các nghệ sĩ, các nhà báo đã đến tham dự và đóng góp vào thành công của Diễn đàn. Trân trọng cảm ơn các phụ huynh và toàn thể các em học sinh, những chủ thể rất quan trọng của việc phòng chống bạo lực học đường. Trân trọng cảm ơn các đơn vị đồng hành, các nhà tài trợ đã giúp đỡ chương trình.

Về phía mình, báo Tiền Phong trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT, tỉnh Đoàn tỉnh Nghệ An, Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh đã phối hợp và tạo mọi điều kiện cần thiết để Diễn đàn có thể tiến hành với chất lượng cao nhất.

17/05/2023 16:34

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó vụ trưởng Vụ Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ GD&ĐT chia sẻ: "Điều em muốn nói" là diễn đàn rất hay và ý nghĩa; đồng thời đánh giá cao sáng kiến tổ chức diễn đàn của báo Tiền Phong và các đơn vị phối hợp, đồng hành.

Với những nỗ lực của ngành Giáo dục và cán bộ, ngành liên quan, tình trạng bạo lực học đường đã và đang từng bước được kiềm chế, đẩy lùi. Theo số liệu thống kê tại Hội nghị đánh giá về công tác phòng, chống bạo lực học đường tổ chức năm 2022, vụ việc xảy ra trong năm học 2017-2018 và 2018-2019 cao nhất và giảm dần vào các năm gần đây. Số đối tượng tham gia cũng có chiều hướng giảm trong những năm trở lại đây. Năm 2021 – 2022 có tổng số 386 vụ/1.161 đối tượng liên quan. Số học sinh có nguy cơ liên quan đến bạo lực học đường là 935 học sinh do nhiều nguyên nhân.

Theo ông Nguyễn Xuân An Việt, tình trạng bạo lực học đường nói riêng, tình hình vi phạm pháp luật nói chung là hậu quả của những cá nhân chưa đạt về văn hóa, đạo đức, lối sống, kỹ năng,… trong cuộc sống. Ảnh hưởng của thế giới số đang ngày càng lấn át thế giới thực.

Để công tác phòng chống bạo lực học đường đạt kết quả tốt và bền vững, Phó vụ trưởng Vụ Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng cần giải quyết gốc của vấn đề đó là:

Tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường; thực hiện nghiêm túc thực chất ứng xử văn hóa trong trường học, giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh để ‘miễn nhiễm’ với bạo lực học đường nói riêng và các tệ nạn xã hội.

Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh, phát huy vai trò của gia đình trong quản lý giáo dục học sinh. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 -2030”.

17/05/2023 16:38

Clip do phóng viên báo Tiền Phong thực hiện: Nhận diện bạo lực học đường

17/05/2023 17:03

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau thời gian tạm lắng do dịch Covid-19, thời gian qua, bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Theo báo cáo của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), trẻ em bị bạo lực trong nhà trường năm 2022 chiếm tỉ lệ 8,22%, tăng 0.86% so với năm 2021.

4 tháng đầu năm 2023, số trẻ em bị bạo lực trong trường học chiếm 16,81%, tăng 10,97% so với cùng kỳ năm 2022 do cùng kỳ năm 2022; Về thủ phạm bạo lực trẻ em: giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường chiếm 5,93%.

Trẻ em bị xâm hại tình dục trong nhà trường chiếm 7,69%, giảm 0,93% so với cùng kỳ năm 2022; thủ phạm là giáo viên/cán bộ nhà trường xâm hại tình dục trẻ em chiếm 5,13% (giảm 3,49% so với cùng kỳ 2022).

Theo ông Nam, xu hướng bạo lực đang diễn ra phức tạp và gia tăng. Bạo lực trẻ em nhỏ tuổi trong các cơ sở trông giữ trẻ ngoài công lập, chưa được cấp phép hoạt động; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học xâm hại tình dục học sinh; học sinh “bị bắt nạt” trong trường học và trên môi trường mạng, có trường hợp dẫn đến tự tử.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 16

Ông Đặng Hoa Nam thông tin tại Diễn đàn

17/05/2023 17:05

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 17

NXB Kim Đồng tặng sách cho 7 trường THCS có học sinh tham dự diễn đàn

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 18

Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong, thay mặt Công ty cổ phần Tiền phong trao tặng 20 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên học tốt của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 19

Ths Phạn Thị Anh Đào, đại diện cho tập đoàn Hành trình kim cương lên trao tặng phần quà ý nghĩa cho các học sinh, các thầy cô giáo của tỉnh Nghệ An.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 20
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 21

Nhà báo Lê Xuân Sơn thay mặt ban tổ chức lên tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ.

17/05/2023 17:07

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 22Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 23

Các hoa hậu, người đẹp thu hút sự chú ý của các bạn học sinh tại Diễn đàn "Điều em muốn nói" lần II.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 24

Sự xuất hiện, chia sẻ của các hoa hậu, người đẹp đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn và truyền cảm hứng rộng rãi tới các bạn học sinh về cách tự bảo vệ mình trên không gian mạng và trong môi trường học đường.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 25Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 26Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 27

Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ tại diễn đàn: "Từng nhận nhiều lời giễu cợt, chê bai, trải nghiệm này khiến em sống khép mình hơn, không dám bộc lộ bản thân. Và bước ngoặt lớn nhất của em là tham gia Hoa hậu Việt Nam 2022, để nhìn lại chính mình, phá vỡ vỏ bọc để nắm bắt cơ hội để trải lòng và thành công nhiều hơn".

17/05/2023 17:22

"Chia sẻ lý do mình đã từng rất ghét một bạn nào đó, không muốn chơi với bạn ấy và tìm cách lôi kéo các bạn còn lại trong nhóm/lớp không chơi với bạn ấy" - Em Nguyễn Phạm Gia Nhi, Học sinh lớp 11A1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cho biết:

Theo cá nhân em trong những năm tháng đi học, chắc hẳn chúng ta có lúc từng không thích, thậm chí là ghét một bạn nào đó. Bản thân em từ những năm đầu cấp 2 đã từng không thích, đã cố ý lập nhóm các bạn nữ cô lập, nói những lời ác ý về một bạn nữ trong lớp.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 28

Em Nguyễn Phạm Gia Nhi, Học sinh lớp 11A1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Tất nhiên ở thời điểm ấy em còn nhỏ và chưa nhận thức được rằng hành vi ấy là bạo lực học đường mà chỉ suy nghĩ rằng đó là xích mích giữa các bạn với nhau. Em cũng nghĩ rằng mình không thích bạn và cũng muốn các bạn khác cũng không chơi với bạn đó.

Sau khi lớn hơn, có những kiến thức nhất định, em nhận thấy bạo lực học đường là tất cả các hành vi cả về ngôn từ lẫn hành động. Em cảm thấy rất may mắn khi đã dừng lại đúng lúc, làm hòa và chơi lại với bạn.

Bởi vì em không thể tưởng tượng được nếu lúc đó tiếp tục cô lập, không chơi với bạn thì bạn ấy có thể gặp những vấn đề về tâm lý khó lường như thế nào. Có thể bạn ấy sẽ trở thành một nạn nhân của bạo lực học đường.

17/05/2023 17:26

Cần trang bị thêm kỹ năng sử dụng môi trường mạng

Học sinh Phương Anh học sinh 8E, Trường THCS Lê Lợi, TP Vinh đặt câu hỏi tới ông Đặng Hoa Nam Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Nếu như rơi vào tình huống em bị các bạn trong lớp cô lập vì một lý do nào đó, các bạn không cho em tham gia vào nhóm chat chung trên Facebook hoặc Zalo, khi đó, em phải làm thế nào để có thể để các bạn chấp nhận, cho em chơi cùng?

Ông Đặng Hoa Nam bày tỏ sự chia sẻ với nỗi niềm và câu chuyện của em Phương Anh. Câu chuyện của em là câu chuyện thường thấy, hình thức phổ biến của bạo lực học đường là cô lập, tạo áp lực để xa lánh những người không thích. Chúng ta đang sống trong thời đại mạng xã hội, công nghệ thông tin, internet thì việc bắt nạt trên môi trường mạng rất phổ biến.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 29

Chia sẻ về những giải pháp, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, thứ nhất, các em cần tìm đến một người tin cậy để chia sẻ, tạo trạng thái cân bằng về tâm lý. Bởi nếu bị mất cân bằng dẫn tới không giải quyết được thì dễ sa vào hành vi lệch lạc rất nguy hiểm. Đôi khi chỉ là những tình huống bình thường nhưng nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn tới những vụ việc đau lòng.

Thứ hai, các em có thể gọi đến số 111 là số của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Đây là đường dây nóng tiếp nhận những thông tin tố giác hình vi bạo lực trẻ em. Tuy nhiên, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em còn có chức năng khác là đường dây tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết khó khăn. Những nhân viên tư vấn sẵn sàng 24/24h hỗ trợ

Không chỉ có một kênh giao tiếp qua điện thoại, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em còn có fanpage 111. Điều khác biệt của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là các em được bảo mật thông tin, chỉ chia sẻ thông tin với chuyên gia, giúp các em giải quyết các vấn đề.

Tuy nhiên, về lâu dài, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, các em cần trang bị thêm kỹ năng sử dụng môi trường mạng.

17/05/2023 17:31

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 30

Nhận một câu hỏi của học sinh trường Dân tộc nội trú Nghệ An kèm câu nói: “Em yêu (quý) chị”, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy cười tươi và đáp: “Cảm ơn em. Chị cũng yêu các em”. Hoa hậu Thanh Thủy cũng chia sẻ kinh nghiệm và khuyên các bạn học sinh nên nhớ số điện thoại 111 để trong những trường hợp cấp bách nhất được bảo vệ. Cô cũng mong các em học sinh nên mở lòng, không nên ngại chia sẻ với thầy cô, bạn bè, người thân để được được hỗ trợ về tâm lý. “Tuy nhiên điều quan trọng nhất là mỗi bạn nên tự tạo ra sự khích lệ từ bên trong, tôn trọng sự khác biệt của bản thân để tạo dựng sự tự tin”, Huỳnh Thị Thanh Thủy nói.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 31
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 32
Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy

17/05/2023 17:37

Em Nguyễn Thị Minh Phương, lớp 11D6 Hà Huy Tập gửi một câu hỏi đến cô Đoàn Thị Thủy Chung - Tổ trưởng tổ xã hội, phó ban tư vấn học đường, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng như sau: Em có 1 người bạn nữ và có tình cảm với người bạn khác giới. Tuy nhiên người bạn của em bị một người khác cũng thích bạn nam này và gửi lời đe dọa. Vậy trong tình huống như thế này thì bạn em phải xử lý như thế nào để tránh những mâu thuẫn không đáng có.

Cô Chung trả lời: Một câu hỏi rất thú vị và rất là khó. Ngay câu hỏi bạn đưa ra cô đã thấy sự tiềm ẩn nguy cơ bạo lực có thể xảy ra là rất lớn.Có thể thấy, tình cảm nam nữ của lứa tuổi học sinh thì không là ít. Tình cảm một người dành cho một người thì là bình thường. Nhưng ở đây khó khăn hơn thì là tình cảm của 2 người dành cho 1 người. Và khó khăn hơn nữa là có một người phát tín hiệu đe dọa người khác.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 33

Cô Đoàn Thị Thủy Chung - Tổ trưởng tổ xã hội, phó ban tư vấn học đường, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Vậy ở đây ta hình dung là một xung đột sắp xẩy ra, xung đột về đối tượng, xung đột về mục tiêu. Vậy thì làm thế nào để bạn ấy có thể thoát ra an toàn trong trường hợp này.Cô khẳng định rằng, để lứa tuổi chúng ta tự giải quyết tình huống này rất là khó. Chúng ta thiếu kinh nghiệm, chúng ta thiếu kỹ năng. Và như bản thân cô thấy rằng, đây là tình huống mà chúng ta cần phải cân nhắc.

Cô không có một hướng giải quyết nào là phù hợp nhất. Mà cô hướng các em đến lý do như sau. Lúc này chúng ta cần phải tận dụng, trang bị những kỹ năng cần có. Và đặc biệt nhất là kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Chúng ta có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bố mẹ, thầy cô hoặc bạn bè. Để làm thế nào đó phát tín hiệu đến người đang đe dọa mình rằng là: Tình yêu là cảm xúc tự nhiên, nó sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu bạn ấy không thích bạn mình thì bạn ấy sẽ tự nguyện dừng lại. Và chia sẻ đó thì hy vọng rằng, trong quãng đời đẹp nhất học sinh của chúng ta.

Những rung cảm đầu đời thì chúng ta cần lưu giữ làm kỷ niệm. Chúng ta nên đối xử với nhau thật văn minh. Không nên có những điều làm sau này chúng ta gặp lại mà có những dấu ấn không tốt. Cô mong muốn những ai đang ngồi đây đang có tư tưởng muốn chiếm đoạt một cái gì đó, bằng cách đe dọa bằng lời nói hay bằng vũ lực thì cũng nên dừng lại để xung quanh chúng ta an toàn hơn, văn minh hơn.

17/05/2023 17:44

Chứng kiến bạo lực, đừng im lặng

Em Như Quỳnh, học sinh lớp 8Y trường THCS Hà Huy Tập chia sẻ câu chuyện rằng em từng chứng kiến nhiều vụ bạo lực đường, không chỉ trong đường mà còn ở ngoài trường.

Như Quỳnh cho biết, có lần người bạn của em đi qua với một nhóm anh chị. Nhóm anh chị muốn gây sự với bạn em. Nhóm này đã hẹn bạn em gặp và xử lý. Nhóm anh chị không muốn nói chuyện mà muốn giải quyết bằng bạo lực. Bạn có tâm sự với em là không biết làm thế nào. Bạn em đã cố gắng xin lỗi nhóm anh chị, dù bạn ấy không làm gì sai cả. Em là một người bạn nhưng cũng không biết làm cách nào để giúp đỡ bạn?

Sau khi nghe câu chuyện của em học sinh, ông Đặng Hoa Nam chia sẻ, câu chuyện của em học sinh là một vấn nạn chung của bạo lực học đường. Có một quan ngại chung, nếu chúng ta càng im lặng, không chia sẻ thì bạo lực cô lập càng tiếp diễn và theo xu hướng càng nghiêm trọng. Các em cô đơn, không biết chia sẻ với ai, không được quan tâm, và cuối cùng các em đã tìm đến giải pháp tiêu cực nhất đó là chọn cách tự tử. Đó là trường hợp đáng tiếc, câu chuyện buồn.

Theo ông Đặng Hoa Nam, các em chứng kiến bạo lực, nghe được bạn bè chia sẻ hãy lên tiếng, chia sẻ với cơ quan, tổ chức, người mà các em tin tưởng nhất. Xung quanh các em không đơn độc, có rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ. Vậy nên “Hãy chia sẻ, hãy lên tiếng, đừng im lặng”, ông Nam chia sẻ thông điệp.

17/05/2023 17:50

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 34

Một cô giáo tại hội trường đặt câu hỏi: Trong trường hợp có một học sinh đang bị bạo lực gia đình, vì một lí do em không chia sẻ thông tin đó tới giáo viên của mình. Trong trường hợp này tôi cần làm gì.

Ông Hoa Nam trả lời: Cùng với bạo lực trong trường học, bạo lực gia đình đang diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ bạo lực với trẻ em đến từ chính những người gần gũi nhất với các em nên việc giải quyết bạo lực học đường và bạo lực gia đình rất là khó phát hiện, giải quyết, xử lý, tuy rất phổ biến. Chính vì vậy, bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ học sinh của mình để giảm những tổn hại cho các em, giúp các em vượt qua những bạo lực đó.

Trong trường hợp này, không chỉ giáo viên mà học sinh trước hết có trách nhiệm bảo mật thông tin cho học sinh của mình. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định rất rõ trách nhiệm các bên liên quan, đặc biệt là nhà trường, giáo viên, các cơ quan chức năng trước hết phải bảo mật thông tin, sau đó là kết nối với đơn vị tư vấn, chính quyền, cơ quan bảo vệ trẻ em cũng có thể trợ giúp cho học sinh đó. Nếu chỉ là giáo viên, nhà trường thì rất khó có thể giúp học sinh chia sẻ, giúp các em vượt qua được những khó khăn, vấn đề bạo lực đó.

Tại một số trường, có giáo viên, chuyên gia tâm lý học đường, các em nếu gặp phải vấn đề này cần chia sẻ với những người này để tìm được lời khuyên cần thiết. Chúng tôi cũng xin trở lại với địa chỉ Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 để chia sẻ thông tin kịp thời. Có thể giúp giáo viên, nhà trường kết nối cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền, chuyên gia tìm phương án phù hợp nhất.

Tôi nghĩ rằng việc giải quyết vấn nạn bạo lực học đường và bạo lực gia đình rất gian nan, cần có thời gian và mong rằng làm sao đó tránh vô tình làm tổn hại tới các em một lần nữa

17/05/2023 17:52

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 35Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 36

Diễn viên Quang Anh và diễn viên Bảo Hân xuất hiện giao lưu tại Diễn đàn đã tạo nên một không khí sôi động, hào hứng cho các em học sinh.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 37Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 38

Hai diễn viên song ca một ca khúc nổi tiếng để mở đầu cho phần giao lưu với các em học sinh.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 39

Các em học sinh chăm chú lắng nghe chia sẻ của hai diễn viên về cách vượt qua áp lực và bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn từ...

17/05/2023 18:06

Xuất hiện tại Diễn đàn Điều em muốn nói, Quang Anh và Bảo Hân bất ngờ dành món quà đáng yêu. Hai diễn viên dắt tay nhau hát Cảm ơn con nhé (Quốc An) - ca khúc nhạc phim “Về nhà đi con”.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 40

Diễn đàn Điều em muốn nói 2023 có sự tham gia của hai diễn viên Bảo Hân và Quang Anh. Hai diễn viên nổi tiếng từ bộ phim truyền hình Về nhà đi con năm 2019. Bảo Hân khi đó mới học năm thứ nhất trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, sau đó tập trung cho việc học. Bảo Hân và Quang Anh tái ngộ trong phim Hãy nói lời yêu (vào năm 2021).

Bảo Hân có dịp chứng minh thực lực với phim điện ảnh đề tài chiến tranh Bình minh đỏ do NSND Thanh Vân đạo diễn.

Bên cạnh diễn xuất, Quang Anh tập trung cho niềm đam mê âm nhạc. Quang Anh theo học khoa Quản lý thanh nhạc tại trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội. Gần đây Quang Anh bắt đầu thể hiện những ca khúc do chính mình sáng tác.

Chia sẻ tại Diễn đàn Quang Anh nói, bản thân đã từng trải qua thời học sinh vậy nên Quang Anh đã từng trải qua áp lực, sự cô đơn, sự kỳ thị. Cho đến thời điểm hiện tại mới biết đó là bạo lực trắng, bạo lực ngầm của những người xung quanh. Quanh Anh nghĩ là, trong bất kỳ 1 khoảng thời gian nào, mình sẽ cảm thấy bị cô độc.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 41

Không có người để chia sẻ, không có người để bày tỏ cảm xúc, để hiểu mình. Anh nghĩ là các bạn cũng đã từng trải qua như thế. Đôi khi bản thân mình không được lắng nghe những câu chuyện. Với cương vị mình chỉ là người truyền động lực thì mong em và tất cả mọi người ở đây luôn nhìn cuộc đời một cách tích cực nhất, yêu thương, nhiệt huyết nhất. Các bạn cứ sống hết mình cho đam mêAnh cũng đã từng là 1 người dám ước mơ, dám sống vì đam mê. Anh không bị người trong gia đình cấm cản điều gì đó. Anh nghĩ là khi mình chứng minh cho ba mẹ thấy mình làm được thì ba mẹ sẽ không cấm cản mình.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 42

Ngay sau khi kết thúc ca khúc Cảm ơn con nhé, Bảo Hân cũng có màn giao lưu gần gũi với 2 nghìn học sinh. Bảo Hân được gợi nhắc lại áp lực khi nổi tiếng nhanh chóng sau vai diễn đầu tiên, từng nhận nhiều lời bình luận ác ý như “hỗn”, “láo”.

“Khi lần đầu đóng phim Hân không nghĩ mình nổi tiếng, cũng không biết nó diễn ra thế nào. Bên cạnh sự săn đón ra, Hân cũng đón nhận những áp lực riêng. Lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm, Hân rất bỡ ngỡ, nhiều khi bối rối không biết phải đối mặt thế nào”, Bảo Hân chia sẻ.

Bảo Hân cũng thẳng thắn nói về kỷ niệm từng bị một nhóm bạn thân ép tẩy chay một bạn học khác. Hân rất hối hận khi ngày đó không đủ chính kiến để chống lại hành động không đúng. Bảo Hân tin rằng chỉ cần có người tin tưởng để chia sẻ hết nỗi buồn, niềm vui và kể cả sự xấu hổ nhất thì mọi người đều có thể vượt qua áp lực, sự cô đơn.

17/05/2023 18:22

Mong các em hãy "mở lòng"

Chia sẻ về những hoạt động cũng như giải pháp để học sinh đoàn kết, có trách nhiệm với bạn bè và cộng đồng hơn, anh Lê Hải Long - Ủy viên Ban Thường Vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng đội T.Ư cho biết, trong thời gian qua các anh chị cán bộ đội, đoàn đã triển khai rất nhiều giải pháp như các em đội viên, các em học sinh ở đây ai cũng đã từng được tham gia học tập và rèn luyện và được các anh chị tổng phụ trách, cô thầy tổng phụ trách hướng dẫn tham gia phong trào thiếu nhi thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 43

Anh Lê Hải Long - Ủy viên Ban Thường Vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng đội T.Ư chia sẻ tại diễn đàn.

Chính vì vậy, tại các liên đội trong nhà trường đều được tổ chức các hoạt động cho các em để nâng cao tinh thần đoàn kết như Diễn đàn xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” hay các mô hình Đôi bạn cùng tiến, bạn giúp bạn để thông qua mô hình hoạt động đó giúp các em gần gũi nhau hơn, chia sẻ với nhau giúp tăng cường tình đoàn kết, gắn bó không chỉ trong việc học tập mà còn cả trong cuộc sống.

"Trong sáng hôm nay, trước khi tham gia chương trình “Điều em muốn nói”, tôi đã đến thăm 2 trường (Tiểu học và THCS) ở Nghệ An, các bạn cũng đã chia sẻ được rất nhiều thông tin hữu ích cũng như nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường. Cùng với đó là những đề xuất với các anh chị cán bộ Đội, cán bộ Đoàn cần làm gì để giúp các em hạn chế bạo lực học đường. Trong đó, các em mong muốn được tham gia các hoạt động giáo dục, trải nghiệm trong nhà trường. Đặc biệt, các em rất thích có hành trình đến thăm các địa chỉ đỏ, địa chỉ cách mạng để các em và các bạn cùng trang lứa được giáo dục về truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước", anh Lê Hải Long chia sẻ.

Về góc độ của anh chị làm cán bộ Đoàn, Đội sẽ cần cùng với nhà trường tổ chức các diễn đàn chia sẻ, các buổi sinh hoạt liên đội dưới cờ để các chuyên gia, các thầy cô trang bị cho các em kỹ năng về phòng chống bạo lực, phòng chống xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích. Từ đó sẽ trang bị cho các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ bạn bè mình và cùng nhau có tâm lý ổn định, tạo sức đề kháng trước những áp lực, khó khăn trong việc học tập và gia đình.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, các em thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng biết được ứng dụng Hướng nghiệp thông qua chương trình Tuổi trẻ Việt Nam rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai. Thông qua đó, xác định được các giá trị cốt lõi để làm sao giúp các em hướng tới cuộc sống sẻ chia, biết bao dung, vị tha, yêu thương mọi người, đoàn kết, phòng chống bạo lực học đường. Đây cũng là một ứng dụng chuyển đổi số với mong muốn các em có một môi trường học tập, rèn luyện toàn diện, cùng lan tỏa tình bạn đẹp, hạnh phúc.

"Mong rằng các em khi đang trên ghế nhà trường, là các đội viên ưu tú sẽ tích cực thực hiện hoạt động chi đội, liên đội dưới sự hướng dẫn của thầy cô tổng phụ trách, các giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường, mở lòng với nhau để tìm ra phương án giải quyết tốt đẹp nhất", Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng đội T.Ư kết thúc phần chia sẻ.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 44

Anh Lê Hải Long - Ủy viên Ban Thường Vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng đội T.Ư chia sẻ tại diễn đàn.

17/05/2023 18:29

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 45

Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân từng hứng chịu những lời gièm pha về ngoại hình. Cô cho rằng đó như những mũi giáo “xuyên thấu trái tim”. “Khi không còn lựa chọn nào khác mình chỉ còn điều duy nhất là mạnh mẽ”, Hoa hậu Thiên Ân nói.

Đoàn Thiên Ân cam kết là người truyền động lực cho tất cả các bạn trẻ từng bị kỳ thị, bị chịu “bạo lực trắng”. “Các bạn đừng rời bỏ thế gian này vì bất cứ lý do gì. Gia đình luôn là nơi vun vén, bảo bọc các bạn. Việc chúng ta làm là vươn lên trải nghiệm bài học để trưởng thành hơn. Còn ba mẹ gia đình thầy cô, còn nhiều người dang rộng vòng tay”, Hoa hậu Thiên Ân nói.

17/05/2023 18:40

Sống ý nghĩa nếu biết giúp đỡ người khác

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 46

GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

Phát biểu kết thúc Diễn đàn, GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, Trước những vấn đề cần báo động của bạo lực học đường hiện nay, Hội đồng đội Trung ương, Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Nghệ An, tỉnh Đoàn Nghệ An, tổ chức diễn đàn “Điều em muốn nói”. Sau 2 giờ diễn ra, Ban tổ chức đã nhận được chia sẻ của rất nhiều em học sinh, cùng ý kiến của phụ huynh, giáo viên cũng như những định hướng, lý giải, nhìn nhận vấn đề đến từ các cấp quản lý, những người trong cuộc.

Từ ý kiến của các chuyên gia và những trao đổi, chia sẻ của các em học sinh tại Diễn đàn “Điều em muốn nói” lần này, đã giúp ngành Giáo dục có thêm giải pháp tích cực, đồng bộ để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc liên quan đến bạo lực học đường. Qua đây chúng ta cảm nhận được đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chung tay cùng ngành giáo dục trong hành trình trang bị tri thức và nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp, giàu tính nhân văn đối với các thế hệ học sinh thân yêu của mình.

Thầy, cô đều rất hiểu tâm lý lứa tuổi của các em ở giai đoạn này, giai đoạn luôn muốn khẳng định bản thân, khẳng định cái tôi đối với bạn bè, bố mẹ và thậm chí cả với thầy cô. Nhưng các em cũng biết rằng, giá trị khẳng định vị trí của con người không chỉ nằm ở sức mạnh thể chất mà vượt lên tất cả chính là vẻ đẹp tâm hồn, lòng vị tha, sự bao dung của mỗi chúng ta. Cuộc sống xã hội thực chất là những mối quan hệ giữa con người với con người, trong xã hội ấy để phát triển con người không chỉ cần nỗ lực phát huy những năng lực của bản thân mà còn cần đoàn kết, tương trợ đối với những người xung quanh. Cuộc sống sẽ thực sự ý nghĩa nếu các em không chỉ biết sống cho mình mà còn biết giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người bất hạnh, yếu thế. Người mạnh thực sự không chỉ nằm ở yếu tố tự thân mà còn ở cách hành xử với những người xung quanh.

Qua diễn đàn này, Thầy mong rằng, với mỗi em học sinh đó chính là ý thức giúp đỡ, tương trợ để cùng chung sống với những người xung quanh, mà hành động ấy được xuất phát từ tình thương, lòng vị tha của mỗi con người. Và với mỗi quốc gia lại là hành động tôn trọng, hợp tác để cùng tồn tại, phát triển trên tinh thần hữu nghị quốc tế.

Thay mặt lãnh đạo Ngành GD&ĐT Nghệ An, tôi xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của đồng chí Nguyễn Minh Triết– Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, các đồng chí đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; các đồng chí lãnh đạo và phóng viên Báo Tiền Phong, cùng các cơ quan báo chí truyền hình, các đơn vị đồng hành: Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, NXB Giáo dục Việt Nam, Nhà Xuất bản Kim Đồng, Bệnh viện K, Bệnh viện Nhi Trung ương, Tập đoàn hành trình kim cương, Công ty cổ phần Tiền Phong, Công ty TNHH Ánh Dương, Công ty cổ phần đầu tư Asia Dragon .

Xin được cảm ơn đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, cùng các đồng chí lãnh đạo ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.

Xin trân trọng cảm ơn các Quý vị đại biểu, các vị khách mời, các thầy cô các hoa hậu, á hậu, diễn viên. Đặc biệt, để chương trình thành công tốt đẹp, đúng mục đích yêu cầu đề ra, xin cảm ơn sự có mặt của các bậc phụ huynh, các em học sinh, nhân vật trung tâm của Diễn đàn Điều em muốn nói hôm nay!

17/05/2023 18:44

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 47
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 48
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 49

GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, đại diện ban tổ chức tặng hoa cảm ơn.

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 50
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 51

Ban tổ chức, các vị khách mời chụp ảnh cùng diễn viên, hoa hậu, á hậu

Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 52
Diễn đàn Điều em muốn nói lần II: Phòng chống bạo lực học đường ảnh 53

Ban tổ chức tặng hoa diễn giả, khách mời tại Diễn đàn

MỚI - NÓNG