Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).

Thưa PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, điều quan trọng nhất mà một sinh viên cần trang bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp là gì?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Câu chuyện thành công một cách “vi diệu” của nhiều start-up trên thế giới và ở Việt Nam đã truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhiều bạn trẻ có khát vọng làm giầu dấn thân vào con đường khởi nghiệp. Nhưng, khởi nghiệp là một hành trình rất dài, đầy gian nan, thử thách, khó khăn, vất vả, thành công có và thất bại cũng không ít. Tuy nhiên, các bạn trẻ đừng nhìn khởi nghiệp như “con ngáo ộp” để mà không dám dấn thân, không dám thử sức và tự đặt ra rào cản tâm lý cho chính mình; cũng đừng nghĩ khởi nghiệp phải là những vấn đề lớn lao, to tát gì mà thực tế nhiều start-up thành công với những điều nhỏ bé gắn với đời sống hàng ngày ngay trước mắt chúng ta.

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp ảnh 1

PGS. TS Trương Ngọc Kiểm: "Khởi nghiệp không nên và cũng không thể là phong trào bởi biết bao mồ hôi, công sức cả tiền bạc cũng sẽ ra đi nếu thất bại".

Trong thực tế, nhiều bạn trẻ có đam mê, có khát vọng và sẵn sàng khởi nghiệp nhưng chưa biết mình thực sự muốn gì, phải bắt đầu từ đâu nên dẫn đến khởi nghiệp theo “trend” mà đôi khi chỉ để thoả mãn cái tôi của bản thân chứ không phải bắt nguồn từ việc giải quyết vấn đề nào đó trong thực tế cũng như là đóng góp những sản phẩm mới, giá trị mới cho xã hội. Vì thế, câu chuyện thất bại là điều có thể dự báo trước. Khởi nghiệp không nên và cũng không thể là phong trào bởi biết bao mồ hôi, công sức cả tiền bạc cũng sẽ ra đi nếu thất bại.

Khởi nghiệp không nên và cũng không thể là phong trào bởi biết bao mồ hôi, công sức cả tiền bạc cũng sẽ ra đi nếu thất bại.

Do đó, để bắt đầu khởi nghiệp, bất kỳ một người trẻ nào đều phải định vị lại chính bản thân, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và tự trả lời câu hỏi “mình có thực sự đam mê, sẵn sàng nỗ lực 500% cho khởi nghiệp không?” cũng như chuẩn bị về mặt tâm lý, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, vốn sống để sẵn sàng đương đầu và vượt qua những thách thức, khó khăn trước mắt. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế cũng như của Việt Nam thì yếu tố con người của bản thân người sáng lập (founder) với những nền tảng cơ bản về kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, trình độ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của khởi nghiệp. Như vậy, chỉ có ước mơ thôi thì chưa đủ bởi tôi vẫn hay nói vui với sinh viên rằng “mơ hão” thì chỉ “hao mỡ”, các bạn sinh viên cần phải có quyết tâm cao độ cùng những hành động cụ thể, thiết thực và có lộ trình hợp lý thì mới hạn chế được rủi ro, thất bại trên hành trình khởi nghiệp.

Từ một ý tưởng còn rất sơ khai, theo ông sinh viên nên bắt đầu từ đâu để phát triển ý tưởng ấy thành một dự án khởi nghiệp thực sự?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Ý tưởng là bước khởi đầu cần thiết trên hành trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, để biến ý tưởng đó thành một dự án khởi nghiệp thực sự thì còn có rất nhiều việc phải làm.

Việc đầu tiên cần xác định xem ý tưởng đó “đúng”, “trúng” và “phù hợp” không? Có nghĩa là ý tưởng đó có giúp bản thân và những người xung quanh giải quyết một “vấn đề” nào đó không? Càng nhiều người đang “gặp vấn đề” với điều đó thì chứng tỏ nhu cầu “giải quyết vấn đề” càng lớn hay nói cách khác là có tính thị trường. Nếu ý tưởng của bạn là một giải pháp hoặc tạo ra sản phẩm tối ưu nhất để giải quyết vấn đề đó thì đây có thể là một ý tưởng tốt để khởi nghiệp còn nếu các câu trả lời đều là không thì các bạn nên suy nghĩ tìm một lối đi khác. Các ý tưởng quá viển vông hoặc quá lớn về một thứ mà bạn không biết gì về nó sẽ khiến bạn có nguy cơ thất bại nhanh chóng hoặc các ý tưởng mà “dung lượng thị trường” nhỏ thì có thể khởi nghiệp nhưng để phát triển lâu dài thì sẽ khó khả thi.

Tất nhiên, khởi nghiệp không chỉ cần ý tưởng mà từ ý tưởng tốt, các bạn cần tích luỹ thêm kiến thức, kỹ năng về khởi sự kinh doanh đặc biệt là kỹ năng bán hàng, xác định thị trường và khách hàng mục tiêu, xây dựng mô hình kinh doanh đồng thời cũng lường trước những rủi ro có thể nảy sinh. Muốn làm được việc này thì các bạn cũng cần quy tụ, xây dựng đội ngũ và tìm kiếm một “người thầy” là cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp để tư vấn, hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong những chặng đường khởi nghiệp.

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp ảnh 2

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân, thời điểm tốt nhất để bắt đầu là hôm nay chứ không phải là vào ngày mai".

Sinh viên khi quyết định startup thường thiếu kinh nghiệm, nguồn lực và kinh tế. Ông có thể chia sẻ cách giải quyết những hạn chế này không?

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm: Khi có một ý tưởng tốt và mong muốn khởi nghiệp thì rào cản lớn nhất lại là chính giới hạn bản thân các bạn founder vì nhiều bạn không dám thoát ra khỏi vòng an toàn, chưa mạnh dạn và chưa đủ quyết tâm để “sống chết” với ý tưởng đó nên sẽ trì hoãn và không dám dấn thân. Còn việc thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, kinh tế thì đó là câu chuyện thường tình ở tất cả các start-up cũng như gặp phải ở hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi nghiệp, lúc nào các start-up cũng cảm thấy thiếu nguồn lực, làm nhiều thiếu nhiều, làm ít thiếu ít vì thế không nên coi đây là một rào cản mà nên coi đây là một thử thách để mình phải vượt qua. Nếu cứ đợi đủ nguồn lực thì ý tưởng đó đã không còn khả thi hoặc có người khác làm mất rồi. Nghĩ nhiều mà không làm thì cũng giống như người làm mà không nghĩ sẽ có kết cục giống nhau và chẳng đi đến đâu cả.

Tất nhiên, các vấn đề về kinh nghiệm, nguồn lực và kinh tế cũng là một khó khăn nhưng tất cả đều có cách giải quyết. Ví dụ, như các bạn sinh viên có thể tích cực tham gia các câu lạc bộ về khởi nghiệp, về nguồn nhân lực, kinh doanh thậm chí cả câu lạc bộ về truyền thông, về thuyết trình... tất cả những kiến thức, kỹ năng thu hoạch được đều đáng quý và cần thiết; bạn cũng có thể tham gia các buổi toạ đàm, hội nghị, hội thảo của các chuyên gia, các diễn giả có uy tín, kinh nghiệm để học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước, kết nối những người cùng chí hướng. Hiện nay có nhiều tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, các đoàn thể, cơ quan... rất quan tâm đến câu chuyện nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực và hỗ trợ khởi nghiệp trong sinh viên nên tổ chức rất nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn miễn phí và có chất lượng, chỉ cần các bạn sắp xếp thời gian, dành sự quan tâm thì chắc chắn sẽ thu lượm được nhiều điều bổ ích và tuyệt đối tránh để bị dụ dỗ tham gia những khoá học mất tiền oan đang được quảng báo tràn lan mà không mang lại giá trị gì.

Khi bạn có ý tưởng, có một vài bạn cộng sự thì có thể cùng nhau xây dựng dự án để tham gia các sân chơi về khởi nghiệp, cọ sát thông qua các cuộc thi về khởi nghiệp là cách để bạn có được các lời khuyên, nhận xét từ những chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nhân để hoàn thiện ý tưởng, hoàn thiện mô hình kinh doanh cũng như có cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư, tìm kiếm các huấn luyện viên (mentor/ coach) và có được những sự hỗ trợ cần thiết khác...

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân, thời điểm tốt nhất để bắt đầu là hôm nay chứ không phải là vào ngày mai, muốn tắm nước lạnh hay nước nóng thì đều phải nhúng chân mình vào trước. Khởi nghiệp có thành công nhưng cũng sẽ có những thất bại. Do đó nếu muốn vấp ngã mà đứng lên được thì nên chọn lúc này khi đang còn trẻ, còn sung sức, còn đầy đam mê, nhiệt huyết để mà đứng dậy và làm lại được, chẳng có thời điểm nào tốt hơn khi đang còn trẻ và lại còn đang là sinh viên nữa.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đón đọc bài 2: Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.
Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Hỗ trợ sinh viên Sư phạm bị thiệt hại sau cơn bão số 3

SVVN - Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ GD - ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng Sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Thầy và trò góp gần 100 triệu gửi sinh viên 'nhân văn' gặp khó khăn, thiệt hại do bão lũ

SVVN - Sáng 16/9, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Sau 2 tiếng phát động, gần 100 triệu đồng được quyên góp, số tiền này sẽ được gửi đến chính những sinh viên của Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN đang gặp khó khăn, gia đình thiệt hại do bão lũ. 
Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

Mở màn chuỗi chương trình tọa đàm hướng nghiệp 'Trường học hay Trường đời': Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Báo Tiền Phong phối hợp cùng Học viện Tài chính và Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia tổ chức chương trình “Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập”, mở màn chuỗi 15 chương trình toạ đàm hướng nghiệp “Trường học hay Trường đời” sẽ được tổ chức tại nhiều trường đại học, học viện trong thời gian tới.