‘Định hướng từ đầu nhưng khi theo thì rất nản’

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Đó là những trăn trở của Phạm Thị Bảo Trang (lớp 11B14, trường THPT Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú) trong buổi “Đối thoại cùng thủ khoa” do trường THPT Lê Trọng Tấn phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Theo Bảo Trang, em đã chọn theo khối tự nhiên từ những năm lớp 10, tuy nhiên sau một năm theo đuổi sự lựa chọn của mình, Bảo Trang bắt đầu cảm thấy áp lực và trở nên “đuối” với các môn học trong khối này. Ngoài ra, Bảo Trang cho biết, đôi lúc em còn có suy nghĩ là mình đã chọn sai hướng đi vì đôi khi học nhưng không cảm thấy hứng thú.

Áp lực không chỉ đến ở những học sinh lớp 11, mà ngay từ năm lớp 10, nhiều bạn đã thấy rất áp lực đặc biệt là khi học theo chương trình mới hiện tại. Lê Tiến Dũng (lớp 10C1) cho biết: “Với chương trình học mới, lượng kiến thức của những lớp trên được mang xuống khá nhiều, điều này khiến tụi mình tiếp thu chậm hơn đôi chút. Ngoài ra, với chương trình hiện tại thì chỉ học trên lớp thôi là chưa đủ, tụi mình về nhà cần phải tự học nhiều hơn mới theo kịp bài, từ đó khối lượng kiến thức cũng tăng lên đáng kể”.

‘Định hướng từ đầu nhưng khi theo thì rất nản’ ảnh 1

Phan Thị Hương (thủ khoa C00 năm 2021, trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP. HCM) chia sẻ về việc theo đuổi ngành học yêu thích.

Giải đáp vấn đề này, Kim Trọng Duy (thủ khoa khối A1 năm 2021, trường ĐH Sư phạm TP. HCM) đưa ra lời khuyên dành cho những bạn đang bắt đầu cảm thấy áp lực với sự lựa chọn của mình. Trọng Duy cho rằng, các bạn trẻ cần phải tự xác định lại đam mê của mình và xem khối ngành học hiện tại có bổ trợ tốt cho đam mê đó hay không. Đặc biệt, Trọng Duy cho rằng các bạn không nên học quá nhiều một lúc, thay vào đó cần phân bố thời gian học tập một cách hợp lý, luôn chừa một khoảng thời gian nhất định để giải trí, từ đó sẽ giảm được căng thẳng khi học. Việc đặt ra mục tiêu cũng được Trọng Duy đề cập, cậu cho rằng khi có mục tiêu thì các bạn học sinh sẽ không bị mất phương hướng, và mỗi khi chán nản, nhìn vào mục tiêu đó các bạn sẽ có thêm động lực.

‘Định hướng từ đầu nhưng khi theo thì rất nản’ ảnh 2

Các thủ khoa chia sẻ tại trường THPT Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú).

Một vấn đề được nhiều học sinh của trường THPT Lê Trọng Tấn đưa ra cho các thủ khoa là việc lựa chọn ngành học trong tương lai trái với khối môn học hiện tại. Giải đáp vấn đề này, Phan Thị Hương (thủ khoa C00 năm 2021, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cho biết, nếu đã thích ngành học nào thì các bạn nên theo đuổi nó tới cùng, và nếu cần thiết thì nên đổi khối môn hiện tại của mình để theo đuổi ngành học mình hướng tới trong tương lai. “Điều quan trọng nhất trong học tập là sự thích thú, nếu như các bạn không cảm thấy thích thứ mình đang học thì sẽ rất khó theo đuổi lâu dài. Vì vậy, mình cho rằng nên hướng đến điều mình thích, khi đó các bạn sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn và việc học cũng trở nên thú vị hơn”, Hương chia sẻ thêm.

‘Định hướng từ đầu nhưng khi theo thì rất nản’ ảnh 3

Phạm Thị Bảo Trang (lớp 11B14) cho biết, em bắt đầu cảm thấy nản sau một thời gian theo học khối ngành hiện tại.

‘Định hướng từ đầu nhưng khi theo thì rất nản’ ảnh 4

Nhiều câu hỏi về bí quyết học tập cũng được các em học sinh đặt ra cho thủ khoa.

Kết thúc buổi đối thoại, nhiều học sinh của trường THPT Lê Trọng Tấn cho biết đã nắm bắt được rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ các thủ khoa. Đặc biệt là trong việc phân bố thời gian học tập sao cho vừa hiệu quả mà không gặp quá nhiều áp lực.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Nếu thí sinh trượt thì dự thi năm 2025 thế nào?
SVVN - Trong họp báo chiều 29/11, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều vấn đề được phóng viên các cơ quan báo chí đặt ra: Nếu từ năm 2025 thi theo phương án mới thì thí sinh trượt tốt nghiệp năm học 2023 - 2024 sẽ thế nào? Phương án này, môn Ngoại ngữ sẽ không còn là môn bắt buộc, liệu có làm giảm chất lượng môn Ngoại ngữ? Liệu học sinh có được thi hơn 4 môn như quy định?...

Có thể bạn quan tâm

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chính thức trở thành thành viên liên kết của AUN-QA

SVVN - Thành lập vào năm 1966, với mục tiêu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội luôn đặt chất lượng lên hàng đầu trong mọi hoạt động, chú trọng công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn trong nước, khu vực và quốc tế. Mới đây, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã trở thành thành viên liên kết của mạng lưới đảm bảo chất lượng (AUN-QA) với sự nhất trí cao của các thành viên trong Hội đồng AUN-QA.
Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

Tăng cường kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên qua ‘Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số’

SVVN - Ngày 28/11/2023, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức khai mạc “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số 2023”. Tuần lễ tạo môi trường và không gian tìm hiểu, giao lưu, quảng bá các dự án đang được nhà trường ươm tạo, các dự án khởi nghiệp thành công của cựu sinh viên và các đề tài nghiên cứu tiêu biểu của sinh viên trường.