Đỗ tốt nghiệp THPT rồi, bây giờ chọn trường sao cho đúng?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Các thí sinh kỳ thi THPT 2023 đã biết kết quả, nhiều bạn đạt điểm cao, nhưng giờ chọn học trường nào lại là câu hỏi khó. Cùng trò chuyện với nhà báo Nguyễn Tuấn Anh – Tác giả sách best-seller “Trường học hay Trường đời”. Anh cũng là diễn giả được yêu thích tại nhiều trường Đại học.

Thưa nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, thế nào là chọn sai trường?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Có nhiều định nghĩa cho khái niệm “chọn sai trường”. Theo tôi, “chọn sai trường” có hai ý. Thứ nhất ở góc độ chủ quan, ngôi trường người học đã chọn không có ngành học hợp với sở trường, sở thích của người học và ngành học đó cũng có thể không được xã hội hào hứng đón nhận sau khi người học tốt nghiệp. Ở góc độ khách quan, những thông tin về ngôi trường người học sẽ vào học không đúng với thực tế quảng cáo, không phù hợp với người học.

Đỗ tốt nghiệp THPT rồi, bây giờ chọn trường sao cho đúng? ảnh 1

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại Vườn Tuileries, Paris, Pháp. (Ảnh: Trần Anh).

Theo kinh nghiệm của anh thì tỉ lệ các bạn chọn sai trường đại học hằng năm có nhiều không?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Tôi chưa có số liệu chính thức, nhưng số lượng các bạn chọn sai trường đại học hằng năm chắc chắn cũng không ít. Nguyên nhân có nhiều, nhưng một nguyên nhân chủ quan rất quan trọng là bản thân các bạn chưa có đủ thông tin về các trường mà mình đã đăng ký. Nhiều bạn còn đăng ký vào trường này trường kia theo ý kiến của bố mẹ, bạn bè, người thân... Nhiều bạn thì cứ chọn “bừa” một trường đại học, miễn là vừa số điểm để trở thành sinh viên...

Theo ghi nhận của cá nhân tôi thì gần đây khá nhiều bạn đã trúng tuyển vào các trường Đại học bằng các hình thức xét tuyển khác từ trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Những bạn này thường chủ động tìm hiểu thông tin về trường và về ngành học của mình hơn. Tuy nhiên, ngay cả những bạn này thì khả năng bị nhầm trường vẫn có vì thực tế những gì tìm hiểu và thực tế có thể vẫn có sự khác biệt. Đây là điều hết sức bình thường.

Vậy làm thế nào để chọn đúng trường?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Thứ nhất, các bạn phải có đầy đủ thông tin về ngôi trường mà mình dự kiến sẽ vào học. Thông tin cần đa chiều chứ không chỉ là những thông tin từ trang web của trường hay từ các bài quảng cáo của Trường trên báo đài... Để biết mình có chọn đúng Trường không thì cần tìm câu trả lời cho một số câu hỏi cụ thể sau: 1. Chất lượng đào tạo như thế nào?; 2. Chất lượng nghiên cứu khoa học ra sao?; 3. Đội ngũ giảng viên thực tế có đủ uy tín không?; 4. Cơ sở vật chất có tốt không?; 5. Các ngành học của trường có phải xã hội sẽ cần trong tương lai không?; 6. Học phí có phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân người học không?; 7. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm có cao không?; 8. Doanh nghiệp tuyển dụng phản hồi về chất lượng sinh viên của trường thế nào?; 9. Các hoạt động đội nhóm trong Trường thế nào?...

Thứ hai, ở góc độ chủ quan, các bạn phải thực sự hiểu bản thân mình, hiểu về ngành đào tạo của Trường mà mình sẽ học. Nếu đó không phải là một ngành phù hợp với sở trường, sở thích của bạn thì bạn đã chọn sai. Hiểu được bản thân mình là cả một quá trình, và quá trình đó phải được kiểm chứng qua các hoạt động thực tế. Tôi nghĩ học sinh cuối bậc THCS đã nên quan tâm đến việc này thì đến cuối bậc THPT mới có thể tự tin đưa ra quyết định hướng nghiệp cho bản thân.

Đỗ tốt nghiệp THPT rồi, bây giờ chọn trường sao cho đúng? ảnh 2

Tác giả, nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại Vườn Tuileries, Paris, Pháp. (Ảnh: Trần Anh).

Nếu chẳng may chọn sai trường, theo anh phải làm gì?

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh: Để kết luận chọn sai hay chọn đúng thì chỉ các bạn trong cuộc mới làm được vì không ai hiểu các bạn bằng chính các bạn. Quá trình này cũng mất thời gian chứ không phải ai cũng dễ dàng nhận ra ngay (nhiều khi lầm tưởng là mình đã hiểu, nhưng thực ra lại chưa hiểu gì, chuyển trường rồi vẫn chưa thấy mình chọn đúng).

Cảm ơn anh!

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả. 
Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

Nữ tiến sĩ Việt nhận Huân chương Cành cọ hàn lâm của Chính phủ Pháp

SVVN - 'Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp là vinh dự to lớn của một người sống đời bình thường, làm công việc bình thường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đó là chia sẻ đầy xúc động của TS Phan Thị San Hà - nguyên Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), nguyên Giám đốc Trung tâm Châu Á nghiên cứu về Nước (CARE) khi được trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) của Chính phủ Pháp.
Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Trường THCS Giảng Võ chính thức trở thành thành viên của mạng lưới chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế

Ngày 18/9, trường THCS Giảng Võ tổ chức lễ gắn biển ‘Trường có chương trình dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế’ (LabelFranceducation) do Cơ quan phụ trách Giáo dục của Pháp tại nước ngoài (AEFE) cấp cho các trường song ngữ có chất lượng giảng dạy tiếng Pháp đạt chuẩn quốc tế trên thế giới.