Đọc bệnh từ… lưỡi!

Đọc bệnh từ… lưỡi!
TPO -“-Cho xem lưỡi!”- Chúng ta cần được nghe mệnh lệnh như vậy không chỉ trong trường hợp bác sĩ khám họng. Bởi những thay đổi trên lưỡi có thể là tín hiệu về nhiều loại bệnh. Các thầy thuốc Đông y và Tây y đánh giá chúng thế nào?

Nhờ lưỡi, chuyên gia có thể đoán biết, chúng ta ăn gì. Bởi trên mặt lưỡi có hàng ngàn thụ cảm khứu giác. Tuy nhiên lưỡi trước hết là cấu tạo cơ bắp có sức khỏe – bộ phận cho phép chúng ta phát ngôn và tác thành công đoạn nhào trộn và đưa thức ăn xuống thực quản. Phẳng phiu, mầu hồng và đàn hồi linh hoạt là dấu hiệu cơ thể có phong độ tốt. Tuy nhiên tất cả sẽ thay đổi – trường hợp bên trong cơ thể bắt đầu xuất hiện tình trạng trục trặc. Vậy nên, đừng quên quan sát lưỡi trong gương – mỗi buổi sáng, trước lúc đánh răng!

Đọc bệnh từ… lưỡi! ảnh 1

Tây y lý giải thông tin trên mặt lưỡi

- Những đốm mầu đỏ hoặc sự ửng đỏ đầu chỏm lưỡi có thể là hậu quả cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B. Lưỡi tái nhợt thông báo tình trạng cơ thể thiếu sắt và khởi đầu bệnh thiếu máu. Ở những người là nạn nhân các rối lọan tim-mạch làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy, lưỡi ngả sang thâm.

- Mặt lưỡi khô và phủ kín những vết nứt vụn, thường là biểu hiện của bệnh tiểu đường, ửng đỏ tới tận chân lưỡi – thông báo rắc rối với túi mật (có thể sỏi mật). Trong thời gian cơ thể mắc bệnh nhiễm trùng, thí dụ viêm amiđan, mặt lưỡi nạn nhân bị phủ một lớp màng trắng. Trường hợp cơ thể bị nhiễm bệnh nấm, mặt lưỡi bị rỗ giống như pho ma làm từ cặn sữa bò. Trái lại mặt lưỡi phủ lớp màng mầu xám và nổi mụn chứng tỏ cơ thể bị viêm do virus Herpes.

- Thực tế thời gian dài uống thuốc cũng có ảnh hưởng đến những thay đổi trên mặt lưỡi. Một số tân dược, thí dụ thuốc kháng sinh, làm tổn thương biểu bì lưỡi, gây cảm giác ăn mất ngon và đắng miệng. Sau vài tuần sử dụng tân dược dòng steryd, lưỡi trở thành mầu đỏ và phồng rộp. Trái lại, sau thuốc thải nước mặt lưỡi phủ những đường nhăn giống như sơn mài. Còn những đốm mầu đỏ trên mặt lưỡi có thể là hậu quả lạm dụng các loại thuốc chống viêm và giảm đau.

Kinh nghiệm Đông y

Đối với các thầy thuốc Đông y, hình dáng lưỡi là nền tảng để chẩn đoán bệnh. Đông y chia mặt lưỡi ra nhiều vùng khác nhau – mỗi vùng phản ánh thể trạng một cơ quan cụ thể của cơ thể. Trạng thái mặt lưỡi, mầu sắc hoặc kích thước của lưỡi cũng nói lên nhiều điều.

1-Mặt lưỡi biến đổi

- Lưỡi nứt vỡ, trông giống như “mặt đất khô hạn”, là đặc thù của những người thiếu nước trong tế bào và máu quá đậm đặc. Bởi lẽ khi ấy các hệ của cơ thể như hệ tuần hoàn máu và hệ bạch huyết hoạt động trục trặc, nạn nhân bị nguy cơ tai biến não hoặc bệnh viêm tắc tĩnh mạch đe dọa. Rãnh sâu chạy dọc giữa sống lưỡi có thể là dấu hiệu độ kiềm trong cơ thể.quá cao. Mặt lưỡi phảng lỳ không tự nhiên, nhiều chỗ không còn mô nhú chứng tỏ tình trạng rối lọan hệ miễn dịch. Cũng có thể xuất hiện ở những người bị bệnh dị ứng, bạch tạng hoặc mắc bệnh vẩy nến.

2-Mầu sắc không tự nhiên

- Mầu đỏ đậm toàn lưỡi có thể là hậu quả của tình trạng mất máu tại những cơ quan khác nhau của cơ thể, thí dụ trong thời gian sốt cao. Thỉnh thoảng lưỡi cũng có mầu như vậy, khi cơ thể bắt đầu thiếu nhiều loại vitamin.

- Giữa lưỡi mầu đỏ xuất hiện ở những người ăn uống thất thường (thí dụ ăn muộn ban đêm, thường xuyên ăn fast food thay cơm). Vậy nên đó là tín hiệu thông báo thiên hướng phát phì hoặc rắc rối trong nỗ lực giảm cân. Không hiếm trường hợp giữa lưỡi ửng đỏ có thể cho biết, chúng ta đang bị stress nghiêm trọng.

- Đầu lưỡi ửng đỏ chứng tỏ những rắc rối về tình cảm và tình trạng thiếu ngủ. Nếu lưỡi thiếu máu và đồng thời nứt nẻ, có thể là dấu hiệu báo động nguy cơ bệnh áp huyết cao và bệnh mạch vành đe dọa. Vành lưỡi tím đỏ tiết lộ trục trặc chức năng gan. Trái lại mầu lưỡi trắng nhợt là thông tin cho thấy, tim đã bắt đầu bị suy.

3- “Tưa lưỡi”

- Độ dày và mầu sắc của lớp màng phủ mặt lưỡi đóng vai trò quan trọng. Không có gì lo lắng, khi đó chỉ là lớp màng mỏng, sáng mầu. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên lớp màng dày mầu trắng thường là tín hiệu thông báo cơ thể bị mất nhiệt do hậu quả tốc độ trao đổi chất bị chậm bất thường. Mầu vàng, trái lại thông báo tình trạng cơ thể bị đốt nóng – hiện tượng có thể xảy ra, khi chúng ta uống quá nhiều cà phê hoặc ăn quá nhiều gia vị cay. Cũng là một trong những triệu chứng bệnh dạ dày. Lưỡi chuyển mầu nâu thường là dấu hiệu cơ thể thiếu oxy, mà nguyên nhân là những sự cố xảy ra với hệ hô hấp. Hiện tượng thường gặp ở những người nghiện thuốc lá.

Cần biết rằng, màng “tưa lưỡi” từ mầu tối chuyển sang mầu sáng hơn (thường xảy ra sau ốm đau) là tín hiệu thông báo cơ thể đã hồi phục sức khỏe.

4- Thay đổi kích cỡ

- Mọi hiện tượng thay đổi kích cỡ lưỡi đều đáng lo ngại. Lưỡi phình quá to, khi vòm miệng khó thở. Nhiều khả năng đó là tín hiệu chứng tỏ những trục trặc đã xảy ra với lá lách, tim hoặc thận và cũng có thể sự khởi đầu bệnh thiếu máu. Những người bị lưỡi phình to cũng có thể là biểu hiện của thiên hướng béo phì, hay thức giấc ban đêm, dễ cáu giận và tính khí nóng nảy thái quá.

- Lưỡi teo nhỏ xảy ra với đối tượng suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể, thí dụ người mới ốm dậy, hoặc cơ thể bắt đầu thiếu nhiều loại vitmin và các thành phần vi khoáng vì thực đơn bất hợp lý.

Khuê Minh
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG