![]() |
Lễ cầu ngư được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm phần lễ, phần hội thu hút hàng trăm người tham gia. |
![]() |
Người dân cùng tập trung tổ chức rước thần ngư ra biển để cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu. |
![]() |
Cũng tại buổi lễ, đại diện ban tổ chức đã trao tặng cho các ngư dân, các chủ tàu hàng trăm lá cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ. |
![]() |
Từng đoàn người được phân công để gánh kiệu, cầm cờ. Trong ảnh người dân đi cà kheo trong lễ hội cầu ngư. |
![]() |
Lễ cầu ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hoà, đất nước thanh bình, làng xã yên vui, nhà nhà hạnh phúc. |
![]() |
![]() |
Người dân dùng thuyền rước ngư thần ra biển. |
Đền Đông Hải (còn gọi là đền Cá Ông) nằm ở địa phận thôn Lâm Hoa, xã Xuân Liên là nơi thờ vị Đông Hải Đại Vương được hình thành hàng trăm năm nay.Theo truyền thuyết, vào một buổi sáng ngoài biển trôi dạt vào bãi cát làng Cam Lâm một bộ xương cá voi, người dân trong làng thấy điều linh thiêng bèn đưa về đặt trong đền làng và mỗi khi ra khơi vào lộng đều đến làm lễ cầu may. Cũng từ đó đời sống cư dân ở đây ngày càng thịnh vượng, về sau người dân xin lập đền riêng thờ vị ngư thần gọi là đền Đông Hải. Hiện trong đền còn lưu giữ nhiều sắc phong của các triều đại, trong đó có 2 sắc phong của vua Thành Thái năm 1894 và vua Khải Định 1924.