Độc đáo ý tưởng rác thải nhựa tạo ra năng lượng điện

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tại vòng chung kết 'Tech Plan Demo Việt Nam 2022', nhóm BKTENG (thuộc khoa Công nghệ Vật liệu, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) đã chiến thắng chung cuộc với dự án sử dụng rác thải nhựa để tạo ra năng lượng điện. Vào ngày 20/08/2022 tới đây, nhóm BKTENG sẽ vinh dự đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi 'Tech Plan Asean Final 2022' tại Singapore.

Nhóm dự án bao gồm: Châu Ngọc Mai, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Hoàng Gia Huy, Lâm Hoàng Vĩnh Khang, Nguyễn Thuỳ An, Trần Phương Mai, Đinh Mạnh Tuấn, Nguyễn Quang Bình, với sự hướng dẫn của TS Bùi Văn Tiến đã xuất sắc vượt qua 9 đối thủ để giành chiến thắng chung cuộc tại cuộc thi 'Tech Plan Demo Day Việt Nam 2022X.

'Tech Plan Demo Day Việt Nam 2022' được tổ chức bởi Leave a Nest Phillipnes qua Microsoft Teams nhằm giải quyết các vấn đề tại Việt Nam. Với các tiêu chí bao gồm tính mới, tính thực tiễn, sự tác động đến thế giới và sự đam mê, cuộc thi xem xét giải quyết hai vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và khủng hoảng năng lượng hiện nay.

Độc đáo ý tưởng rác thải nhựa tạo ra năng lượng điện ảnh 1

Các thí sinh tranh tài tại cuộc thi 'Tech Plan Demo Day Việt Nam 2022c.

Sản phẩm của nhóm BKTENG là máy phát điện ma sát được tạo ra từ nguồn rác thải nhựa trong môi trường như poly (vinyl chloride) (từ nhựa giả gia, ống nước bỏ đi) và chitosan (từ vỏ ốc, tôm, cua…) để thu vào nguồn năng lượng cơ học (bước chân, hoạt động của con người) nhằm tạo ra nguồn điện sử dụng được trong cuộc sống. BKTENG hoạt động dựa trên cơ chế ma sát điệnhiệu ứng tĩnh điện khi hai bề mặt vật liệu tiếp xúc với nhau, tạo nên dòng điện.

Độc đáo ý tưởng rác thải nhựa tạo ra năng lượng điện ảnh 2

Các thành viên của nhóm BKTENG.

Tuy nhiên, dòng điện mà nhóm nghiên cứu tạo ra lần đầu tiên chưa cao. Để tối ưu hoá dòng điện thu được, nhóm đã cố gắng tìm mọi cách để cải thiện bề mặt tiếp xúc của 2 vật liệu ma sát. Cuối cùng, được truyền cảm hứng từ cấu trúc bàn chân của ếch giúp chúng bám chắc trên cây và lá, nhóm đã tạo ra được bề mặt nano bằng phương pháp Phân pha nâng cao làm tăng dòng điện thu được lên 25 lần. Phương pháp này đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ và được công nhận qua nhiều bài báo quốc tế uy tín NaINM Lab.

Độc đáo ý tưởng rác thải nhựa tạo ra năng lượng điện ảnh 3

Cách thức vận hành của Thảm BKTENG.

Với nền tảng công nghệ và nắm bắt được 3 vấn đề được thế giới quan tâm nhiều nhất: Sức khoẻ, Môi trường, và Khủng hoảng năng lượng, nhóm hướng đến mục tiêu giải quyết cả ba bằng sản phẩm Thảm BKTENG: Tập thể dục 60 phút mỗi ngày để tạo ra dòng điện tương ứng có thể sạc được hơn 20 lần iphone 13 pro và giảm đi 5kg rác thải nhựa trong môi trường. Dòng điện này sẽ tăng lên đáng kể nếu người dùng có thể chia sẻ thông điệp, mời người thân, bạn bè cùng tham gia tập thể dục trên BKTENG. Sản phẩm không chỉ giúp giải quyết các vấn đề kể trên mà còn giúp thế hệ trẻ chia sẻ thông điệp bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).