Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Lò Thị Thùy Dương (sinh năm 1998) là người dân tộc Thái (ngành Thái Đen), được sinh ra và lớn lên tại Tuần Giáo - một huyện nghèo vùng cao Tây Bắc, cửa ngõ của tỉnh Điện Biên. Khi còn nhỏ, Thùy Dương muốn trở thành cô bộ đội để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc, lớn lên ước mơ là bác sĩ chữa bệnh cứu người,... Đến mãi sau này vì cơ duyên và tình yêu dành cho động vật nhiều quá cô lại đến với chăn nuôi thú y cũng là ngành mà Thùy Dương đang theo học và nghiên cứu tại thành phố Holsterbro, Đan Mạch. Điều hạnh phúc với cô là được lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu.
Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 1

Thùy Dương trong trang phục dân tộc Thái “check - in” tại Đan Mạch với mong muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc đến với bạn bè quốc tế.

Mình luôn tự hào khi được sinh ra tại mảnh đất anh hùng nơi có đèo Pha Đin huyền thoại gắn liền với cột mốc lịch sử chói lọi của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cùng câu hát hò kéo pháo bên cạnh những trang sử hào hùng của dân tộc “dốc Pha Đin chị gánh anh thồ". Mình là con út trong gia đình gồm bốn thành viên: bố, mẹ, chị gái và mình. Bố mẹ mình đều ở nhà canh tác nông nghiệp tại gia, còn chị gái hiện tại đang sinh sống và làm việc tại thủ đô Manila - Philipines.

Hồi bé với suy nghĩ thật non dại, mình vẫn luôn thắc mắc thế giới này thật nhỏ chỉ cần ngước mắt lên nhìn một cái đã hết cả khoảng không bầu trời rồi, càng lớn càng thấy mình thật ngốc nghếch, khoảng không bao la ngoài kia mắt ta không thể thấy hết và vòng tay ta cũng chẳng thể ôm trọn được. Vượt qua những khó khăn đến từ vị trí địa lý cùng nhiều hạn chế về cơ sở vật chất hạ tầng, mình luôn khát khao được học và đi khắp mọi nơi trên thế giới. Bởi vậy, mình quyết định đi ra nước ngoài để học tập và làm việc nhằm trau dồi và rèn luyện kiến thức, thực hành, phát triển bản thân để sau này khi trở về phục vụ cho đất nước, quê hương.

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 2
Thùy Dương khoác trên mình trang phục cổ truyền dân tộc Thái trên sông Seine thơ mộng tại Paris, Pháp.
Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 3
Thùy Dương khoác trên mình trang phục cổ truyền dân tộc Thái dưới chân tháp Eiffel, Paris, Pháp.

Hiện tại mình đang theo học ngành Chăn nuôi - Thú y, Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đang là thực tập sinh nông nghiệp tại thành phố Holsterbro của đất nước Đan Mạch xinh đẹp - là một trong top những nước đáng sống và hạnh phúc nhất thế giới. Vào cuối tháng 7 năm 2021 là lần đầu tiên mình bước chân ra nước ngoài, trong lúc Việt Nam và trên toàn thế giới đang đối mặt với sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch COVID - 19 nên mình gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Mình lên đường sang Đan Mạch để thực tập, mặc dù đã được test PCR 48 giờ trước khi sang nhưng khi hạ cánh xuống sân bay Copenhagen, Kastrup vì chưa được tiêm vaccine nên mình phải test nhanh lại COVID - 19 và nhận kết quả dương tính. Cảm xúc lúc đó thật hụt hẫng, lo sợ và khó thể tưởng tượng nổi, mình đã nghĩ rằng bản thân thật đen đủi nhưng trong cái rủi có cái may vì được các nhân viên y tế, cảnh sát và các cán bộ nhân viên ở sân bay tận tình chăm sóc và được đưa về khách sạn cách ly 10 ngày, sau đó mình được thông báo kết quả âm tính. Tiếp đó mình di chuyển từ Thủ đô Copenhagen về Thành phố Holstebro mất 4 tiếng đi tàu nhưng tàu ở đây đi siêu êm, siêu xịn và vừa có thể ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh ở trên tàu luôn. Ấn tượng nhất với mình là con người nơi đây thật sự thân thiện và tốt bụng…

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 4

Thùy Dương trong chuyến du lịch tại ngôi làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ.

Mình sang Đan Mạch theo diện vừa học vừa làm để trau dồi thêm kiến thức và có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống nơi đây. Công việc hàng ngày của mình là vắt sữa bò và chăm sóc những chú bê con. Là một người vừa mới chập chững bước ra khỏi vỏ bọc an toàn đến với thế giới rộng lớn bên ngoài đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách về thời tiết, khí hậu, con người, rào cản ngôn ngữ, khác biệt về phong tục tập quán, văn hoá,… Thời gian đầu khi mới đi du học mình muốn từ bỏ tất cả, muốn được quay trở về Việt Nam bởi bản thân chịu căng thẳng tột độ cùng áp lực từ nhiều phía. Thế nhưng sau đó mình đã nhìn lại lý do bắt đầu cùng biết bao nỗ lực để có cơ hội trải nghiệm quý báu này, tự nhủ phải cố gắng hơn nữa để rèn giũa bản thân trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất có thể.

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 5
Thùy Dương trong chuyến du lịch tại làng Hallstatt, Áo.

Từ những ngày còn tấm bé, mình đã có một mơ ước thật sự khác biệt với mọi người là được khoác lên mình bộ váy áo truyền thống của dân tộc Thái đi khắp mọi miền tổ quốc cũng như mọi nơi trên thế giới. Với mình đó là niềm vinh dự và tự hào và bản thân cũng mong muốn không chỉ riêng mình mà tất cả người con dân tộc Thái nếu có dịp hãy khoác lên người những chiếc áo, váy truyền thống như một niềm tự tôn dân tộc. Đến khi có cơ hội du học tại trời Âu, ước mơ ấy của mình dần được hiện thực hóa qua mỗi chuyến đi du lịch tại các nước trong khối EU trong một năm vừa qua như: Cộng Hòa Séc, Pháp, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo,... Nếu như mọi người trên thế giới biết đến Áo Dài là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam thì việc mình quảng bá trang phục dân tộc Thái nhằm mục đích truyền tải: “Ở Việt Nam ngoài Áo Dài còn có rất nhiều trang phục của những dân tộc khác. 54 dân tộc Việt Nam làm nên nét văn hóa độc đáo, đa dạng bậc nhất xứ Á Đông và mình muốn lan tỏa sức mạnh này, tình yêu bản sắc văn hoá dân tộc đến tất cả mọi người dân tộc Thái, người Việt Nam cũng như đồng bào các dân tộc anh em trên khắp mọi miền tổ quốc. Đừng bao giờ cảm thấy tự ti mà hãy sống hết mình, sống vì chính mình và mang bản sắc văn hoá dân tộc đi khắp nơi.”

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 6
Chiếc khăn Piêu biểu tượng đặc trưng đi kèm trong trang phục cổ truyền dân tộc Thái (ảnh Thùy Dương chụp tại Đan Mạch).
Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 7

Thùy Dương duyên dáng, xinh đẹp dịu dàng trong trang phục cổ truyền dân tộc Thái trên sông Seine thơ mộng tại Paris, Pháp.

Bộ trang phục của phụ nữ Thái Đen mang sắc thái độc đáo riêng. Chiếc áo ngắn hay còn gọi là áo cóm “sửa cỏm" bó sát thân khoe vóc dáng thon thả của người phụ nữ. “Sửa cỏm" được gắn hàng cúc bạc lấp lánh gọi là: “mắc pém". Hàng cúc khắc hoa văn côn trùng, hoa lá như: ve sầu, bươm bướm, nhện, hoa đào, hoa ban,… Hàng cúc bạc 2 bên vạt áo ngắn “sửa cỏm" tượng trưng cho sự kết hợp nam - nữ, đực - cái mang ý nghĩa trường tồn nòi giống. Với phụ nữ có chồng thì số hàng cúc sẽ chẵn thể hiện rằng người mặc chiếc áo này đã có đôi có cặp từ 12-14, còn những cô gái chưa chồng thì số hàng cúc sẽ là số lẻ có thể là 11,13 cặp… Điều đó mách bảo rằng cô gái mặc chiếc áo đó chưa có chồng, đang tìm cho đủ đôi đủ cặp. Phần nách áo sẽ cắt nối thêm một miếng vải nhỏ, nhờ có phần vải này sẽ tạo được độ ôm cho phần ngực và phần eo, mở hết đường cong của người phụ nữ.

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 8

Thùy Dương mặc trang phục cổ truyền dân tộc Thái trong chuyến du lịch tại Cộng Hòa Séc.

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 9

Ảnh Thùy Dương trong chuyến du lịch tại Cộng Hòa Séc.

Chiếc váy của người Thái Đen được làm bằng vải bông, được nhuộm chàm, nay thường được làm bằng vải nhung hay sa-tanh. Chiều dài của váy theo chiều cao người mặc, khổ váy rộng từ 170cm đến 220cm. Cạp váy bằng vải kẻ thổ cẩm, mép dưới váy cũng được tạo viền tinh tế bằng vải thổ cẩm đỏ. Váy người Thái cổ có phần cạp váy làm bằng màu nhạt hơn phần thân váy và có thêm phần lót bên trong váy, phần lót này tạo sự kín đáo cho chiếc váy. Ngày nay chị em dùng vải nhung đen tuyền hoặc nhung có thêu hoa văn tùy theo sở thích của người sử dụng để may váy. Trong trang phục của người Thái Đen ở Điện Biên không thể thiếu đó là chiếc khăn Piêu. Chiếc khăn Piêu của người phụ nữ Thái mang một nét rất riêng thật hấp dẫn, độc đáo. Phụ nữ Thái mặc váy, áo cóm đã thướt tha, duyên dáng, lại kết hợp chiếc khăn Piêu đội đầu càng tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ. Dù xã hội ngày một phát triển, giao thoa nhiều nền văn hoá, nhiều trang phục của các dân tộc nhưng váy áo truyền thống của phụ nữ Thái vẫn được chị em trưng diện trong các ngày lễ Tết, ngày hội của bản mường như một nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc mình.

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 10

Niềm hạnh phúc của cô gái dân tộc Thái khoác trên mình trang phục truyền thống trong chuyến du lịch tại Lucerne, Thụy Sĩ.

Đối với mình có được cơ hội học tập và trải nghiệm tại Đan Mạch là một điều rất lớn lao và quý báu. Nơi đây giúp mình biết thêm được nhiều kiến thức ngành học, tiếp xúc với các nền văn hoá tiên tiến, độc đáo của Đan Mạch và các nước trong khối EU. Sau khi hoàn thành khóa thực tập tại Đan Mạch mình mong muốn được đi thêm một vài nơi nữa trên thế giới để nâng cao năng lực, trau dồi và phát triển bản thân rồi sau đó trở về Việt Nam để tận hiến. Với mình, tuổi trẻ này chỉ có một lần, ta hãy sống hết mình nếu có cơ hội hãy đi thật nhiều nơi, tích luỹ thật nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để làm bàn đạp cho những bước tiến trong tương lai. Hãy dám đứng lên, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để chinh phục những trái ngọt và đỉnh vinh quang đang đợi ta ở phía trước. Đừng bao giờ cảm thấy lạc lõng, tự ti, hãy là chính mình sẵn sàng đối đầu với bão giông vì chỉ sau cơn mưa ta mới thấy được cầu vồng và muốn thấy được đỉnh vinh quang chắc chắn ta không thể nào đi trên con đường đã trải đầy hoa hồng rồi. Mong các bạn đứng vững trên đôi chân của mình, gặt hái được nhiều may mắn và thành công nhé!

Du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch khát khao lan toả nét đẹp trang phục dân tộc Thái đến khắp trời Âu ảnh 11

Thùy Dương “check - in” trên đỉnh Jungfraujoch (Top of Europe – Nóc nhà châu Âu), Thụy Sĩ.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

Nữ sinh Ulis sử dụng tối đa 4 năm học để tìm hiểu khám phá năng lực bản thân

SVVN - Đứng giữa những lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sinh viên luôn phải tự đi tìm và khám phá bản thân thông qua học tập, hoạt động xã hội và làm thêm; để cân bằng giữa những điều ấy luôn là sự băn khoăn ở mỗi sinh viên. Vũ Nguyễn Hiếu Thảo sinh viên năm 4 Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS) - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tìm cho mình phương pháp hiệu quả giúp cuộc sống học tập và làm việc trở nên dễ dàng hơn.
Vượt qua tỉ lệ chọi 1%, nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ tại ngôi trường top 2 Ireland

Vượt qua tỉ lệ chọi 1%, nữ sinh Việt giành học bổng thạc sĩ tại ngôi trường top 2 Ireland

SVVN - Vũ Minh Huyền (sinh năm 2001, Hải Phòng), cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xuất sắc giành học bổng toàn phần thạc sĩ Chính phủ Ireland GOI-IES ngành ngành Msc Human Resource Management tại University College Dublin, với tỷ lệ cạnh tranh chỉ 1% trên 5.800 ứng viên toàn cầu. Huyền còn ghi dấu ấn khi nhận học bổng Finland Scholarship tại Aalto University (Phần Lan) và Global Excellence Scholarship của University College Dublin.
Nữ sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam chinh phục ngôi vị Hoa khôi Sinh viên Thanh lịch 2024

Nữ sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam chinh phục ngôi vị Hoa khôi Sinh viên Thanh lịch 2024

SVVN - Ngày 20/11/2024, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, Ngô Thị Trâm Anh, cô sinh viên năm nhất ngành Quản trị Kinh doanh, đã chính thức đăng quang Hoa khôi của cuộc thi Sinh viên Thanh lịch 2024. Sự tự tin, tài năng và vẻ đẹp nổi bật đã giúp cô chinh phục không chỉ Ban giám khảo mà còn cả khán giả.
Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt

Nàng Gen Z gốc Huế dành tình yêu sâu sắc với trang phục truyền thống Việt

SVVN - Hoàng Thị Nhã Uyên (sinh năm 2005) đang là sinh viên năm hai ngành Quản trị khách sạn của trường Du lịch - Đại học Huế . Song song đó, Nhã Uyên còn là người mẫu trẻ với nhiều hoài bão. Sự kết hợp giữa niềm đam mê văn hóa dân tộc và khát vọng thể hiện bản thân đã đưa cô đến với ánh sáng sân khấu rực rỡ.
‘Khó khăn chỉ là gia vị’ – Hành trình tự khám phá và truyền cảm hứng của Content Creator trẻ

‘Khó khăn chỉ là gia vị’ – Hành trình tự khám phá và truyền cảm hứng của Content Creator trẻ

SVVN - Xuất phát từ niềm đam mê và khát khao khám phá bản thân, Minh Anh – một Content Creator đầy nhiệt huyết, đã ghi dấu ấn trong lòng nhiều bạn trẻ bằng câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình tự phát triển bản thân. Là sinh viên ngành Kinh doanh số tại Trường Đại học Ngoại thương, Minh Anh không ngừng học hỏi, vươn lên và tận hưởng từng bước đi trong hành trình của mình. Cô nàng xem mọi khó khăn là “gia vị” để làm phong phú thêm trải nghiệm, thành quả lớn nhất là sự công nhận bản thân mỗi ngày.
Thủ khoa Trường Quốc tế sở hữu tiếng Anh Ielts Academic 8.5: 'Những thành quả đều bắt nguồn từ những cố gắng nhỏ bé'

Thủ khoa Trường Quốc tế sở hữu tiếng Anh Ielts Academic 8.5: 'Những thành quả đều bắt nguồn từ những cố gắng nhỏ bé'

SVVN - Với Trần Lê Hoàng Thắng, tất cả những thành quả, danh hiệu hay phần thưởng đều bắt nguồn từ những cố gắng bé nhỏ được tích lũy qua từng ngày. Sinh viên cần tham gia các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hay đơn giản là làm thật tốt công việc được giao… Đó chính một trong những điều mà sinh viên có thể thực hiện để rèn giũa kinh nghiệm, tri thức và trưởng thành.
Từ nữ sinh kinh tế đến giáo viên Ielts và MC/BTV song ngữ: Hành trình trưởng thành từ những lần 'thử và sai'

Từ nữ sinh kinh tế đến giáo viên Ielts và MC/BTV song ngữ: Hành trình trưởng thành từ những lần 'thử và sai'

SVVN - Phạm Phương Thảo (sinh năm 2004) hiện đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương. Đối mặt với sự mông lung về định hướng nghề nghiệp, nữ sinh đã không ngại “thử và sai”, sẵn sàng trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau với mong muốn học hỏi, kết nối và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng, cũng như cho nền văn hoá Việt bằng niềm đam mê ngôn ngữ và văn hoá ngoại giao của mình.
Rạng ngời khoảnh khắc đăng quang của tân Hoa khôi và Nam vương Sinh viên Thanh lịch 2024

Rạng ngời khoảnh khắc đăng quang của tân Hoa khôi và Nam vương Sinh viên Thanh lịch 2024

SVVN - Xuất sắc vượt qua gần 200 thí sinh trên toàn quốc, chinh phục Ban Giám khảo với tài sắc vẹn toàn, danh hiệu Hoa khôi và Nam vương Sinh viên Thanh lịch 2024 gọi tên Ngô Thị Trâm Anh (Học viện Phụ nữ Việt Nam) và Lâm Quốc Dũng (Đại học Bách khoa Hà Nội). Cùng nhìn lại hành trình bước tới ánh hào quang của tân Hoa khôi và Nam vương trong đêm chung kết tối 20/11 qua loạt ảnh của 2 thí sinh tại các vòng thi.