Du học sinh xin bố mẹ cho bán tranh, ủng hộ 55 triệu đồng để chống dịch COVID-19

SVVN - Biết đất nước đang khó khăn, Phạm Thiệu Bảo đã xin phép bố mẹ bán 2 bức tranh trong bộ sưu tập của gia đình để quyên góp chống dịch COVID-19.

Phạm Thiệu Bảo (Hà Nội) hiện đang là học sinh lớp 10  trường Kent, bang Connecticut (Mỹ). Do dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ nên các trường học và kí túc xá đều phải đóng cửa. Bảo về nước từ ngày 15/3. Do nhận thức được việc thời gian ủ bệnh của virus lên đến 14 ngày nên từ khi về nước, cậu đã tự cách ly tại nhà không ra ngoài giao tiếp với người khác.

Du học sinh xin bố mẹ cho bán tranh, ủng hộ 55 triệu đồng để chống dịch COVID-19 ảnh 1 Phạm Thiệu Bảo - Du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

Trong thời gian cách ly, thông qua việc đọc báo và cập nhật tin tức trên mạng xã hội, Thiệu Bảo biết được hiện tại Việt Nam vẫn đang chống dịch rất tốt, thậm chí là tốt hơn cả Mỹ khi nước này đang có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam là nước nghèo và còn phải chi rất nhiều chi phí để phòng chống dịch. Chính vì thế, Thiệu Bảo đã xin phép bố mẹ cho 2 bức tranh trong bộ sưu tập của gia đình, kêu gọi bán đấu giá trên trang cá nhân để lấy tiền quyên góp vào quỹ phòng chống dịch COVID-19 theo lời kêu gọi của Thủ tướng.

Du học sinh xin bố mẹ cho bán tranh, ủng hộ 55 triệu đồng để chống dịch COVID-19 ảnh 2 Thiệu Bảo bán đấu giá tranh trên trang cá nhân, ủng hộ theo lời kêu gọi của Thủ tướng.

Bên cạnh 2 bức tranh của nhà Thiệu Bảo do họa sĩ Bùi Văn Tuất và Lương Văn Tiến vẽ thì thông qua kêu gọi của Bảo, họa sĩ Bùi Văn Tuất ủng hộ thêm 2 bức tranh. Một bữa của chính họa sĩ vẽ và một bức của họa sĩ Nguyễn Minh.

>>>Xem thêm: Nữ sinh 2k1 giành HCV Vật lý quốc tế và học bổng 7 tỷ đồng

Du học sinh xin bố mẹ cho bán tranh, ủng hộ 55 triệu đồng để chống dịch COVID-19 ảnh 3 Tác phẩm tranh sơn dầu "Mùa hoa cải" của họa sĩ Bùi Văn Tuất.

>>>Xem thêm: Cô MC 9X khiến hàng ngàn game thủ “cảm nắng“.

Du học sinh xin bố mẹ cho bán tranh, ủng hộ 55 triệu đồng để chống dịch COVID-19 ảnh 4 Tác phẩm "Khoảnh khắc - 2018".

Sau khi đăng tải phiên đấu giá trên trang cá nhân của mình, Thiệu Bảo nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và đã thu được tổng cộng 55 triệu đồng. Tất cả số tiền bán tranh được Bảo chuyển luôn đến Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nói về mục đích bán tranh, bảo chia sẻ đây không chỉ là hoạt động ý nghĩa vừa lan tỏa tình yêu nghệ thuật, vừa góp phần chống dịch bệnh, kêu gọi sự chung tay góp sức của mọi người: "Chỉ cần chung tay ủng hộ phòng chống dịch, Việt Nam ắt sẽ thành công".

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Bước ngoặt của một môn thể thao mới tại Việt Nam

Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025: Bước ngoặt của một môn thể thao mới tại Việt Nam

SVVN - Giải Pickleball Việt Nam – Cúp Hyundai Thành Công 2025 chính thức khởi động tại Hà Nội, đánh dấu lần đầu tiên một giải đấu quy mô lớn của bộ môn Pickleball được tổ chức tại Việt Nam. Sự kiện hứa hẹn tạo cú hích thúc đẩy phong trào thể thao mới mẻ này lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Những giai điệu cất lên nơi giường bệnh: Trần Nghiên và hành trình chữa lành bằng âm nhạc

Những giai điệu cất lên nơi giường bệnh: Trần Nghiên và hành trình chữa lành bằng âm nhạc

SVVN - Đối mặt với căn bệnh ung thư khi đang ở độ tuổi đẹp nhất, Trần Nghiên - nữ nghệ sĩ tự do - vẫn không cho phép bản thân mình gục ngã. Thay vì để nỗi đau giết chết tinh thần, cô tìm thấy nguồn sức mạnh trong âm nhạc và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, như một minh chứng sống động cho sức mạnh tinh thần vượt lên trên mọi nghịch cảnh.
Sinh viên có nên thực tập tại Start-up?

Sinh viên có nên thực tập tại Start-up?

SVVN - Trong thị trường lao động biến động, nhiều sinh viên lựa chọn thực tập sớm để tích lũy kinh nghiệm, mở rộng mạng lưới quan hệ và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Với lợi thế môi trường làm việc năng động, trẻ trung cùng cơ hội phát triển nhanh, các công ty khởi nghiệp (start-up) ngày càng trở thành lựa chọn được ưa chuộng của không ít sinh viên.
Giới và ‘định kiến ngầm’: Người trẻ có đang sống thật với con người mình?

Giới và ‘định kiến ngầm’: Người trẻ có đang sống thật với con người mình?

SVVN - Từ lựa chọn ngành học đến vị trí trong các giờ học, định kiến giới không còn hiện diện công khai mà âm thầm định hình cuộc sống sinh viên mỗi ngày. Những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt: “Nam làm về kỹ thuật, nữ nên thuyết trình”, “Con gái làm việc nhẹ thôi”... đang bó hẹp ước mơ, khả năng và cả bản sắc thật của người trẻ.
2 cựu chiến binh : ông Nguyễn Hồng Phi - cựu lính đặc công và ông Đặng Đức Thắng, cựu lính bộ binh.

Hy sinh không chỉ là cái chết

SVVN - Qua hồi ức thiêng liêng của họ, sự hy sinh không chỉ là cái chết, mà là cả quá trình cống hiến không ngừng nghỉ, là gác lại ước mơ riêng, là chịu đựng gian khổ tột cùng, là chứng kiến mất mát của đồng đội, và thậm chí là những di chứng dai dẳng đeo bám đến tận hòa bình.