Dự kiến năm 2024 đưa vào hoạt động thí điểm 5 đại học số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Năm 2023, Việt Nam có 7 ngành chuyển đổi số nổi bật. Kinh tế số đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam đã đặt ra bài toán thay đổi đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học.

Vừa qua, Trường Đại học Thương mại công bố báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam năm 2023 với chủ đề chuyển đổi số với phát triển bền vững.

Dự kiến năm 2024 đưa vào hoạt động thí điểm 5 đại học số ảnh 1

Đào tạo đại học từng bước thay đổi theo chuyển đổi số

Báo cáo với dài 350 trang đã cho thấy bức tranh khá toàn diện về kinh tế Việt Nam năm 2023.

GS. TS Đinh Văn Sơn, tổng chủ biên cho biết báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam là một sản phẩm khoa học nằm trong chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018 - 2025 của Trường Đại học Thương mại.

Năm nay, báo cáo tập trung vào chủ đề chuyển đổi số trong kinh tế của Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế. Tuy vậy, những phân tích vĩ mô về kinh tế đã cho thấy các trường đại học cần thay đổi tư duy đào tạo trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng năm 2023, Việt Nam có một số ngành chuyển đổi số nổi bật là Dệt may; Cảng biển; Thương mại điện tử và logistics; Nông, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Giáo dục và đào tạo; Tài chính ngân hàng.

Nhóm cũng dự báo 10 xu hướng chuyển đổi số trên thế giới năm 2024 như Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy trở thành xu hướng chủ đạo; Dữ liệu lớn (Big Data) ngày càng lớn hơn, nhanh hơn và đa chiều; sự gia tăng của thị trường AR, VR (thực tế tăng cường, thực tế ảo) và Metaverse (siêu dữ liệu); sử dụng đám mây với mọi thứ như một dịch vụ; Container hóa là chìa khóa để xây dựng các ứng dụng gốc trên nền tảng đám mây; World Wide Web ngày càng phát triển; Bitcoin và blockchain; Điện toán biên và Internet vạn vật (IoT); Tự động hóa và hoạt động phát triển và vận hành (DevOps); An ninh mạng là ưu tiên hàng đầu.

Đồng thời đưa ra 5 dự báo chuyển đổi số trong kinh tế Việt Nam trong năm nay. Trong đó nhấn mạnh đến việc phát triển kỹ năng số: đào tạo kỹ năng số cho 70% công nhân tuyển dụng mới và đào tạo lại; tỷ lệ nông dân được đào tạo về kỹ năng số cơ bản đạt tối thiểu 50%; 100% học sinh phổ thông và sinh viên được đào tạo kỹ năng số.

Bên cạnh đó là xu hướng phát triển nhân lực số. Tỷ lệ học sinh phổ thông tiếp cận STEM/STEAM đạt 70%. Đưa vào hoạt động 5 đại học số thí điểm. Tổng số nhân lực công nghệ số Việt Nam đạt 1,5 triệu người.

Theo GS Đinh Văn Sơn những dự báo này sẽ có tác động tới đào tạo của các trường đại học. Trong đó đào tạo truyền thống sẽ phải thay đổi để chuyển sang đào tạo phục vụ thị trường kinh tế số.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trao yêu thương – Tết hạnh phúc ở Tuyên Quang

Trao yêu thương – Tết hạnh phúc ở Tuyên Quang

TPO - Trong chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2025 với chủ đề "Trao yêu thương – Tết hạnh phúc", Tỉnh Đoàn Tuyên Quang đã trao tặng 30 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn cũng gửi tặng 100 phần quà đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần mang đến một mùa xuân ấm áp và ý nghĩa.
Hai Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng tham gia chương trình lãnh đạo đổi mới sáng tạo toàn cầu

Hai Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng tham gia chương trình lãnh đạo đổi mới sáng tạo toàn cầu

TPO - Mới đây, PGS.TS.BS. Đào Việt Hằng và TS. Phạm Huy Hiệu vừa được vinh danh tham gia chương trình Leaders in Innovation Fellowships (LIF) của Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh 2025. Hai nhà khoa học trẻ Việt sẽ tham gia các chương trình đào tạo chuyên biệt, cố vấn và xây dựng mạng lưới kết nối quốc tế nhằm đưa những ý tưởng đột phá của mình ra thị trường và tối đa hóa tác động toàn cầu.
Sắc xanh thắp sáng đường biên

Sắc xanh thắp sáng đường biên

TPO - Công trình thanh niên "Thắp sáng đường biên" nhằm thúc đẩy sử dụng nguồn điện năng thay thế để giảm thiểu tác động môi trường, hướng đến phát triển bền vững; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cộng đồng dân cư vùng biên giới xứ Nghệ.