Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một cô gái 16 tuổi bị mất tích đã được giải cứu kịp thời sau khi cô lén dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” mà cô học được trên TikTok. Việc này khiến nhiều chuyên gia đề nghị các bậc phụ huynh hãy dạy con mình cách làm dấu hiệu này, cũng như nhận biết khi có ai đó làm động tác như vậy.

Không phải điều gì chúng ta thấy trên mạng xã hội cũng là đáng học theo, nhưng cũng có những điều quả thật có thể cứu mạng con người.

Một cô gái 16 tuổi, trước đó được báo cáo là mất tích, đã được cứu sau khi cô dùng động tác tay để tạo “dấu hiệu báo nguy” - điều mà cô đã học được trên TikTok.

Theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Laurel (Kentucky, Mỹ), sự việc xảy ra vào vài hôm trước. Khi ấy, cô gái này ngồi trong một chiếc ô tô màu bạc. Thế rồi một người lái xe khác bỗng nhìn thấy cô gái dùng tay làm động tác mà người này cũng biết là “tượng trưng cho hành động bạo lực, với ý là Tôi cần được giúp đỡ”.

Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu ảnh 1

Một người lái xe nhìn thấy cô gái ngồi trong chiếc ô tô màu bạc làm động tác tay "báo nguy". Ảnh minh họa: WRAL-TV.

Hiểu rằng cô gái này đang gặp nguy, người lái xe kia gọi đến số điện thoại khẩn cấp, theo báo cáo của cảnh sát.

Nhận được tin báo, cảnh sát đã bắt James Herbert Brick, 61 tuổi, người bang Bắc Carolina, trong khi ông ta đang lái xe gần một con đường liên bang ở Kentucky.

Cô gái ngồi trong xe của Brick đã được bố mẹ báo cáo là mất tích vào 2 ngày trước đó.

Brick đối diện với tội danh giam giữ người trái pháp luật cùng các tội danh khác và hiện bị tạm giữ.

Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu ảnh 2

Cô gái 16 tuổi mất tích đã được cảnh sát cứu kịp thời. Ảnh: The East County Gazette.

Động tác tay mà cô gái 16 tuổi thực hiện được cho là cách mà Tổ chức Phụ nữ Canada đưa ra vào năm ngoái, sau đó được nhiều người đăng trên TikTok. Đây là “tín hiệu” để bí mật kêu gọi sự giúp đỡ hoặc cho biết rằng mình đang gặp nguy.

Động tác này gồm 3 bước: Giơ bàn tay lên (lòng bàn tay hướng ra ngoài), gập ngón tay cái vào trong, rồi gập các ngón tay khác xuống để che ngón tay cái.

Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu ảnh 3

Hướng dẫn cách dùng tay làm "tín hiệu báo nguy" với 3 bước. Ảnh: Tổ chức Phụ nữ Canada.

Phó Cảnh sát trưởng Gilbert Acciardo nói: “Nếu cô gái ấy không làm động tác tay đó, nếu không có người nào hiểu được động tác đó, thì ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?... Chúng tôi nghĩ tất cả mọi người tham gia giao thông và những người làm việc trong lực lượng hành pháp đều nên biết về dấu hiệu này”.

Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu ảnh 4

Một số sở cảnh sát đã đăng hình này lên mạng để hướng dẫn mọi người báo nguy, đặc biệt là khi gặp tình trạng bạo lực trong gia đình. Ảnh: Cảnh sát Halton.

Nhiều nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ và trẻ em cũng khuyến khích các bậc cha mẹ dạy con mình cách làm dấu hiệu này, vì biết đâu, nó có thể có ích trong trường hợp khẩn cấp.

Dùng bàn tay làm “dấu hiệu báo nguy” học được trên TikTok, cô gái mất tích được giải cứu ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.