Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức

0:00 / 0:00
0:00
Theo các nhà giáo dục, để cấp tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa phải giải quyết việc các trường tư đang “lùa” đầu vào còn đào tạo thạc sĩ thì như tại chức.

Đầu vào thoáng, đào tạo lỏng

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng muốn nâng chất lượng đào tạo thạc sĩ phải thẳng thắn nhìn nhận việc đào tạo bậc học này đang có hai vấn đề.

Vấn đề thứ nhất, đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ do sự cạnh tranh khốc liệt, thu hút học viên sau đại học. Đặc biệt, các trường tư gần như đang “lùa” người học vào trường. Trong khi đó, người học thấy trường nào dễ vào, đào tạo dễ thì nhào vào học vì bằng cấp theo Luật giáo dục mới là như nhau.

Những trường chú trọng chất lượng đầu vào như Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, hoặc một số trường lớn khác đang thực hiện chất lượng đầu ra tốt thì đầu vào phải tốt. Thế nhưng thí sinh thấy những cơ sở đào tạo khắt khe thì không dám vào học cũng không dám ứng tuyển. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là phải siết đầu vào, phải làm thế nào để không còn sự cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển sinh cao học.

“Nhiều trường, đặc biệt các trường đại học tư thục dù không đúng chuyên ngành vẫn đang đào tạo thạc sĩ các ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh tế… Họ cứ “lùa” ai đăng ký học là vào học”- ông Dũng nói và cho rằng phải chấn chỉnh việc này bằng cách những trường cùng một hệ đào tạo thạc sĩ thì phải thi chung, cụ thể là chung đề thi.

Vấn đề thứ 2, theo ông Dũng là quá trình đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ thực chất là học tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người học từ các cơ quan nhà nước. Họ học để lấy bằng thạc sĩ.

Có bằng làm bàn đạp tiến thân chức này, chức nọ. Cho nên, không học tập trung mà chỉ học vào cuối tuần hoặc buổi tối. Đặc biệt, một số trường đại học ở phía Bắc không tuyển sinh được tại chỗ nên mở các lớp cao học ở nhiều địa phương và triển khai học theo kiểu cuốn chiếu.

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức ảnh 1

Ảnh minh hoạ (nguồn: UEH).

“Với cách mở lớp như vậy, giảng viên những trường này sẽ giảng dạy trong khoảng thời gian 1 tuần. Học viên đã yếu về chất lượng, nhà trường lại dạy theo kiểu cuốn chiếu, học liên tục trong 1 tuần thì làm sao thấm kiến thức vào trong đầu được”- ông Dũng thẳng thẳn.

PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng, các học viên cao học đang học thạc sĩ theo kiểu tại chức nên không tập trung sức lực vào việc học mà coi như học thêm. Ban ngày họ vẫn đi làm việc ở cơ quan để khỏi mất ghế. Buổi tối hoặc cuối tuần thì đi học thạc sĩ. Cách đào tạo như vậy dẫn tới chất lượng yếu kém vì học viên không nắm được gì, học chủ yếu hợp thức hoá để được cấp bằng.

“Để có tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa thì phải siết đầu vào bằng cách thi chung, siết quá trình đào tạo bằng cách học tập trung. Siết đầu ra bằng đánh giá kiểm tra chính xác đúng với năng lực”- ông Dũng đề xuất.

Phải trả lời được tại sao xã hội cần tấm bằng ấy

Một thạc sĩ ở TP.HCM cho rằng đối với một số ngành nghề hiện nay để làm tốt công việc cần có kiến thức thạc sĩ. Thế nhưng, nếu tốt nghiệp cử nhân rồi học thạc sĩ thì kiến thức cũng chỉ nhỉnh hơn chương trình kỹ sư. Bởi xét theo tín chỉ thì số tín chỉ của chương trình kỹ sư khoảng 160, gần bằng chương trình cử nhân 120 tín chỉ và 60 tín chỉ thạc sĩ.

Do vậy, nếu đã xác định học thạc sĩ thì học viên phải học tập và nghiên cứu đàng hoàng. Các trường phải đầu tư chương trình đào tạo, cơ sở vật chất bài bản, có thêm chính sách hỗ trợ cho người học thạc sĩ nghiên cứu.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ cứ lấy đúng chuẩn đã được quy định. Khi các cơ sở đào tạo không làm “bậy” mà đúng chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra thì chất lượng thạc sĩ chắc chắn sẽ tốt lên.

Ông Hoàn cũng nói rằng, người học sẽ có đánh giá cơ sở đào tạo nào tốt, cơ sở nào không tốt. Bộ GD-ĐT làm nghiêm ngặt công tác thanh kiểm tra sẽ biết chất lượng đào tạo của cơ sở như thế nào.

“Nếu siết chuẩn đầu ra nhưng trong quá trình đào tạo buông lỏng chất lượng thì cũng “hỏng” nên việc đào tạo phụ thuộc chính các trường”- ông Hoàn nói.

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức ảnh 2

Ảnh minh hoạ (nguồn: UEH)

Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tinh thần của giáo dục đào tạo là khuyến khích học và học suốt đời. Nhưng người học phải thực sự cần thiết, không phải lấy bằng để chờ thăng quan, tiến chức. Các cơ sở giáo dục phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu đào tạo dễ dãi, một thời gian rất ngắn, uy tín của cơ sở đào tạo sẽ bị hạ thấp.

GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah, Mỹ đưa ra quan điểm, muốn nâng cao chất lượng thạc sĩ thì phải trả lời câu hỏi tại sao xã hội cần tấm bằng ấy và nó có đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy Bộ GD-ĐT và xã hội đưa ra mục tiêu của đào tạo sau đại học là gì cho người học, người dạy và người quản lý.

“Văn hóa của chúng ta quá coi trọng chức danh, hay trình độ học thuật. Điều này giống như cái “mũ” chứ không phải trách nhiệm công việc. Ở nước ngoài, giáo sư, tiến sĩ hay thạc sĩ là một trách nhiệm công việc, có nghĩa cá nhân này ở cái tầm đó chứ không có hào nhoáng, còn Việt Nam thì không. Chính từ cái nhu cầu đó mà gây ra hậu quả”- GS Thành nói.

GS Thành cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức, mà muốn thay đổi đổi nhận thức thì phải thay đổi nhu cầu, từ đó sẽ thay đổi hành vi. Cụ thể, nếu vị trí này không cần phải có bằng sau đại học thì không ai dại gì bỏ tiền ra đi học. Quan trọng nữa là các đơn vị tuyển dụng, các chính sách tuyển dụng có nhận ra sự thay đổi là có cần thiết phải có bằng thạc sĩ hay không.

Mặt khác, phải giải quyết việc họ cố lấy bằng sau đại học cho bằng được nhưng “bỏ xó” khi đã có một vị trí, công việc như mong đợi. Do đó ngày nào xã hội còn có cầu thì ngày đó còn có cung. Vì vậy, giải quyết bài toán này từ khía cạnh kinh tế thì may ra giải pháp có thể bền vững.

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức ảnh 3

Dù đã mở hơn với đầu vào thạc sĩ nhưng mỗi năm vẫn thừa hàng chục nghìn chỉ tiêu. Theo các nhà giáo dục, số ngành, trường đào tạo sau đại học tăng mạnh, người học cũng đã không còn nghĩ thất nghiệp thì đi học thạc sĩ.

Đừng để đào tạo thạc sĩ như tại chức ảnh 4

Các trường đại học đang 'mở toang' đầu vào tuyển sinh trình độ thạc sĩ với nhiều hình thức như xét tuyển, thi tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Link bài gốc: Đừng để trường tư “lùa” đầu vào, đào tạo thạc sĩ như tại chức

MỚI - NÓNG
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
SVVN - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo ngành y tế Việt Nam, mang đến những giải pháp đột phá trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh mạn tính. Tại Tọa đàm 'Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế' ngày 6/12, các chuyên gia đầu ngành đã hé lộ những ứng dụng tiên tiến của AI, từ tầm soát ung thư, nội soi tiêu hóa đến điều trị suy tim.

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.
Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

Bí quyết thành công của ThS Vũ Ngọc Quý trong giảng dạy và cuộc sống

SVVN - Đằng sau mỗi bài giảng về Điện tử – Viễn thông hay Kỹ thuật Máy tính, ThS Vũ Ngọc Quý không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi gợi niềm đam mê và tinh thần chủ động cho sinh viên. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, anh chia sẻ những bài học quý giá về cách thức biến lý thuyết thành hành động thực tế, giúp sinh viên không chỉ học mà còn áp dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống và nghề nghiệp.
Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

Làm sao để sinh viên không trở thành nạn nhân của lừa đảo online?

SVVN - Lừa đảo qua mạng đang trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất với sinh viên, đặc biệt là những ai thiếu kinh nghiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân. Trong chương trình tuyên truyền tại Ký túc xá Ngoại ngữ (Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQG Hà Nội), các chuyên gia là công an đã chia sẻ những chiêu trò tinh vi của kẻ lừa đảo và cách để sinh viên phòng tránh, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình khỏi những mánh khóe trên không gian mạng.
Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

Nguyễn Tấn Phong - sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2024 nhận thưởng 150 triệu đồng

SVVN - Tối 28/11 tại Hà Nội, giải thưởng cao nhất CSC Award 2024 'Vì thế hệ tương lai' do Quỹ Hỗ trợ Sinh viên tài năng ngành Xây dựng (FSC) phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức được trao cho sinh viên Nguyễn Tấn Phong (lớp 66XF khoa Xây dựng dân dụng & Công nghiệp). Tấn Phong giành giải thưởng CSC Award sau 2 lần được đề cử liên tiếp, sở hữu nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.