Éo le quanh vụ tranh chấp đất ao

Éo le quanh vụ tranh chấp đất ao
TP - Bà Quách Thị Ên, con gái Mẹ VNAH Lê Thị Mười, cùng chồng là cán bộ hưu trí ngụ tại 17/1, đường Phú Lợi, phường 2 (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), năm 1980 được UBND phường cho cải tạo một cái ao bỏ hoang bên nhà để sinh sống.

Tranh chấp đất đai, anh trai bị em ruột chém chết

Đám đất chưa yên ổn gần 20 năm qua Ảnh: Tuấn Anh
Đám đất chưa yên ổn gần 20 năm qua Ảnh: Tuấn Anh.

Gia đình bà Ên sống yên ổn được 13 năm. Đến năm 1993, ông Khưu Văn Kiệt ở phường 1, làm đơn đòi mảnh đất là cái ao hoang đã được cải tạo, cho rằng của ông nhưng không có chứng cứ. Thanh tra tỉnh Sóc Trăng xem xét và quyết định bác yêu cầu của ông Kiệt. Cuối năm 1994, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đám đất để đưa vào công thổ, rồi đầu năm 1995, đem cấp cho 2 vị trong Tỉnh ủy. Hai vị này đến lấy đất, bị người dân phản ứng nên thôi.

Năm 1995, bà Ên được cấp sổ đỏ đám đất rộng 633 m2, trong đó có 204 m2 là ao hoang trước kia.

Lại yên ổn được mấy năm, đến đầu năm 2000, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định thu hồi quyết định cấp đất cho hai vị cán bộ Tỉnh ủy trước đây, và giao đám đất cho ông Khưu Văn Kiệt mà không nêu lý do. Bà Ên và người dân địa phương tiếp tục phản ứng nên ông Kiệt không lấy được đất, dù tổ chức cưỡng chế nhiều lần.

Giữa năm 2004, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng lại ra quyết định thu hồi quyết định cấp đất cho ông Kiệt, và giao đám đất cho UBND TP Sóc Trăng. Đến giữa năm 2006, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có tiếp quyết định giao đám đất cho UBND phường 2 “để xây dựng trụ sở công an phường 2”. Vụ tranh chấp kéo dài đến nay.

Lãnh đạo Phòng TN-MT TP Sóc Trăng cho biết, Mẹ VNAH Lê Thị Mười có chồng và 3 con liệt sỹ, sống với bà Ên và chưa được cấp nhà tình nghĩa. Một cựu chiến binh ở phường 2 nói, nên giải quyết mấy trăm mét vuông đất cho gia đình Mẹ VNAH Lê Thị Mười, để giữ tròn đạo lý. Một cán bộ hưu trí cũng ở phường 2 nói, đất dân tranh chấp với nhau, nhờ chính quyền giải quyết rồi chính quyền lại thu hồi thì cũng khó coi.

Hiện nay Mẹ VNAH Lê Thị Mười và con gái Quách Thị Ên đều đã qua đời. Đám đất được các con của bà Ên thỏa thuận chia nhau sử dụng. Anh Nguyễn Việt Thành sử dụng 233,3 m2, trong đó có phần đất tranh chấp gần 20 năm qua, buồn bã nói, không biết đến hết đời tôi đã được yên ổn hay chưa?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
Độc lạ 'bến đèn pin' buôn bán hải sản sớm tinh mơ
TPO - Khoảng 4h kém, khi mặt trời còn chưa lên, những chiếc thuyền thúng của ngư dân làng chài An Hải, Thôn Phước Đồng, xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên nhẹ nhàng vượt sóng vận chuyển cá, mực… từ ghe đưa vào bờ. Mỗi người đều đội trên đầu một chiếc đèn pin soi sáng để phân chia từng loại hải sản. Bến cá không quá đông đúc do người mua bán chủ yếu là các hộ dân sinh sống nơi đây và một số thương lái đến thu mua hải sản để phân phối lại cho các nhà hàng.