F0 cần lưu ý gì khi sử dụng thiết bị đo SpO2?

0:00 / 0:00
0:00
F0 cần lưu ý gì khi sử dụng thiết bị đo SpO2?
TPO - Máy đo SpO2 là thiết bị đo độ bão hòa ô-xy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu ô-xy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Máy đo SpO2 là thiết bị đo độ bão hòa ô-xy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu ô-xy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Tuy việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.

Dưới đây là hướng dẫn của ThS. BS Đặng Thanh Tuấn, Tổ Đặc nhiệm Hồi sức hô hấp về cách sử dụng thiết bị này của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM:

· Chỉ số SpO2:

- Độ bão hòa ô-xy trong máu bình thường là 98-100%

- Người bệnh mắc COVID-19 khi có chỉ số SpO2 <94% sẽ được chỉ định thở ô-xy

· Cách bước sử dụng thiết bị đo SpO2:

- Xoa ấm bàn tay trước khi kẹp thiết bị đo SpO2

- Để cố định bàn tay lên trên mặt bàn

- Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn

· Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2:

- Người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp

- Người bệnh cử động nhiều.

- Đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp

- Người được đo SpO2 có sơn móng tay

F0 cần lưu ý gì khi sử dụng thiết bị đo SpO2? ảnh 1
MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.