Forex không phải là cuộc chơi dành cho người trẻ!

SVVN - Trong bộ sách “Kỹ năng để thành công” mới xuất bản của tôi, tôi có đề cập đến lí do nhiều bạn trẻ chưa thành công. Các bạn chưa thành công có nhiều yếu tố, một trong số đó là chưa biết sợ.

Người Mỹ có câu châm ngôn đại ý như này: Khi bạn biết rùng mình, tức là biết sợ, bạn mới là người trưởng thành; người ta không định nghĩa “người trưởng thành là người trên 18 tuổi”. Tôi thấy đúng thật, có “em” 91 tuổi tôi từng gặp vẫn chưa trưởng thành, suốt ngày ngồi trà đá, vừa chém gió vừa vén tay áo lên phòng thủ, “Tao không sợ thằng nào!”. Chưa biết sợ thì làm sao trưởng thành được.

Nhưng cũng phải nói với các bạn điều này, bản chất của kinh doanh là biết chấp nhận sợ hãi, lợi nhuận là phần thưởng cho người vượt qua được nỗi sợ, nỗi sợ được vượt qua là nguồn gốc của lợi nhuận. Nỗi sợ hãi, rủi ro luôn đi liền với lợi nhuận. Theo một nghiên cứu tôi biết thì con người thường có sáu nỗi sợ sau đây: Sợ đói, sợ làm tổn thương người khác, sợ làm mất lòng thương, sợ bệnh tật, sợ già, sợ chết. Thông thường, ai cũng có sáu nỗi sợ này, nhiệm vụ của bạn là đừng để nó đè bạn bẹp dí. Bạn phải biết cách chung sống hòa bình và có lợi với nó; nếu không nó sẽ đẩy cuộc đời bạn về con số 0 tròn trĩnh.

Người làm kinh doanh, ngoài sáu nỗi sợ trên còn nhiều nỗi sợ khác nữa. Người thành công là người chọn đối mặt với nó một cách khôn khéo, biết cân đối giữa nỗi sợ và lợi nhuận (quản trị rủi ro). Quay trở lại vấn đề chơi Forex, tôi phải nói với các bạn rằng đây là một lĩnh vực chuyên ngành sâu, chưa học hành bài bản, chuyên sâu, đừng chơi. Không ai cấm bạn chơi cả, nhưng khi chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, chơi thì bạn sẽ mất rất nhiều.

Tôi từng đến một số Trung tâm giao dịch chứng khoán tại London (Anh), vắng lắm, không tấp nập nhộn nhịp như ở Việt Nam hay Trung Quốc đâu. Những người có tiền, họ không trực tiếp chơi mà giao tiền cho các quỹ đầu tư (là những người chơi chứng khoán chuyên nghiệp). Các quỹ này sẽ “đánh” giúp họ, sẽ có ăn chia lợi nhuận theo thỏa thuận ngay từ đầu, nhưng bạn không phải nắm chắc … phần thua như khi trực tiếp chơi.

Tôi nghĩ, những người trẻ còn non về tuổi đời chơi chứng khoán nhảy vào Forex rất mạo hiểm, khó giàu lắm. Tôi nhìn họ mà thương hại, không phải vì họ (đã/đang/sẽ) mất mấy đồng bạc, mà vì có thể họ sẽ mất cả tuổi trẻ (vô ích) chứ không đùa. Nguyên việc học để biết penny stock là gì, blue-chip là gì đã “ngốn” của các bạn cả 12 năm rồi.

Tôi vẫn muốn nhắc lại lời khuyên này với các bạn trẻ: Đừng nghe người ta nói hay mà lao vào chơi Forex. Vì tâm lý con người ta, thắng 100 triệu đồng thì nổ tưng bừng suốt tháng này qua tháng khác, thậm chí là năm này qua năm khác, nhưng thua bốn tỷ đồng thì im re. Tôi biết có người không biết chứng khoán, cổ phiếu, cổ phần, cổ tức, cổ đông, … là gì mà vẫn lao vào chơi. Có anh đến nói với tôi “Anh bán cho em 20 ngàn cổ đông”, tôi sợ quá. Đấy là một trong những “cái chết” vì Forex được báo trước.

Chơi Forex ở Việt Nam còn có cái khó nữa là “những người tạo ra cuộc chơi” Forex bạn đang tham gia có thể mồi cho bạn ăn ba hồi, khi cảm xúc của bạn bị đẩy lên, thời điểm bạn dốc hết tiền vào, họ chỉ cần dùng một lệnh là bạn có thể mất sạch. Tôi phải khẳng định với các bạn, toàn “sói” trên Forex đấy.  

Các bạn trẻ nghe tôi đi, Forex không dành cho những người còn non cả về tuổi đời, tuổi nghề. Rõ ràng người ta dùng từ “chơi Forex” nhưng đây chắc chắn không phải là cuộc chơi dành cho bạn.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Cách nào để được vào làm việc tại các tòa báo?

SVVN - Sáng nay, nhận được số báo đặc biệt, trên đó có bài viết của cậu con trai bên cạnh bài viết của người anh nổi tiếng đã đưa mình đến với nghề báo, mình sẽ trả lời câu hỏi của nhiều bạn sinh viên học báo chí hay hỏi mình: Làm thế nào để được vào làm việc tại các tòa soạn báo?
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Chọn ngành nghề vì thần tượng, rủi ro cao!

SVVN - Thằng cháu tôi cứ nằng nặc đòi theo học truyền thông vì muốn được giống như anh Lê Hồng Quang – Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam tại châu Âu. Điều này hết sức bình thường trong cuộc sống và không chỉ có cháu tôi mà rất nhiều bạn trẻ khác đang chọn ngành học tương tự như vậy.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Giàu hơn TS Lê Thẩm Dương quá dễ?

SVVN - Cách đây mấy năm báo Sinh Viên Việt Nam- Hoa Học Trò luôn có rất đông cộng tác viên là sinh viên các trường đại học. Nhiều bạn đến toà soạn không chỉ để viết bài cộng tác mà còn để được tham gia tổ chức các sự kiện, thậm chí chỉ đến để nói chuyện chia sẻ thông tin với các anh chị phóng viên, biên tập viên.
Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

Bạn có bao nhiêu bộ mặt?

SVVN -   Có bạn nữ inbox qua facebook tâm sự vừa quyết định chia tay bạn trai vì phát hiện ra sự khác biệt quá lớn giữa những gì người ấy thể hiện trên facebook cá nhân và thực tế cuộc sống.
Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

Ga Cẩm Giàng và những ký ức tuổi trẻ

SVVN -   “Cẩm Giàng” bỗng trở thành là từ khoá rất “hot” mấy hôm nay. Hà Nội ra thông báo ai từ Cẩm Giàng, Hải Dương lên cũng phải khai báo y tế. Nhiều tỉnh thành khác cũng có thông báo như vậy vì Cẩm Giàng có thể sẽ là một ổ dịch COVID-19 mới.
Cơ hội từ... TẾT

Cơ hội từ... TẾT

SVVN - Từ hồi hay đi đến các trường đại học nói chuyện, nhiều bạn sinh viên kết bạn trên facebook và gọi tôi là Thầy. Lúc đầu nghe thấy ngượng vì mình có dạy các bạn ấy được điều gì to tát đâu, nhưng sau cũng... kệ. Những dịp Lễ Tết các bạn ấy hay nhắn tin chúc mừng, thậm chí có bạn viết những lá thư dài tâm sự.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh

Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập

SVVN - Mấy hôm trước, các anh chị bên VTV6 mời nói về chủ đề Tân sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập. Đây là chủ đề không xa lạ gì với tôi, vì tôi đã phụ trách nội dung hàng loạt chương trình Chào tân sinh viên do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức từ nhiều năm nay. Trước đó, tôi cũng là chủ biên các ấn phẩm “Cẩm nang tân sinh viên” của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò.