Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê

SVVN - Đam về nông nghiệp bền vững và thích về giáo dục trải nghiệm cho trẻ, sau vài năm đi làm, Nguyễn Huy Cường, sinh năm 1990 (cựu sinh viên trường ĐH Hoa Sen) đã dời Sài Gòn về vùng Trị An (Vĩnh Cửu- Đồng Nai) để thực hiện mô hình Farmstay.

Cơ duyên từ dự án tình nguyện

Cường học trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, sau khi tốt nghiệp và đi làm được một thời gian Cường lại học tiếp ngành Quản trị du lịch, trường ĐH Hoa Sen. “Thời đại học mình thích đi trải nghiệm thông qua các dự án tình nguyện. Mình cũng từng đi xuyên Việt bằng xe đạp và đi bộ. Chính sở thích khám phá nhiều nơi đã giúp định hình ngày càng rõ hơn giấc mơ thủa bé muốn có một khu vườn đặc biệt cho riêng mình”, Cường cho biết.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 1 Cường với công việc hàng ngày ở Hạt Cỏ home.

Trong quá trình đi học và đi làm, Cường tham gia một dự án tình nguyện tại Trị An (Vĩnh Cửu, Đồng Nai). “Khu vực này khoảng 1/3 dân số là người Việt kiều từ biển hồ Tonle Sap (Campuchia) về. Lúc mình biết đến vùng này, khá nhiều trẻ em không được đến trường vì không có giấy tờ tùy thân nên nhóm tình nguyện của mình lúc đó đã quyết định lập chương trình dạy xóa mù chữ cho các em. Lúc đầu thì có 3 đơn vị cùng phối hợp làm. Tuy nhiên, sau 1 tháng điều hành dự án, mình nhận ra định hướng ban đầu của những người khởi xướng chỉ mới dừng lại ở ở việc xóa mù chữ, không giúp thêm được gì cho bọn trẻ và mình quyết định lập ra CLB Chuông Gió để duy trì việc dạy và giúp đỡ các em được nhiều hơn. CLB của mình đã duy trì việc dạy thêm tin học, nghệ thuật, tiếng Anh và thư viện trong suốt từ 2013 đến năm 2016”, Cường nhớ lại.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 2 Những nhóm bạn trẻ thích thú với không gian mở gần gũi với thiên nhiên của Hạt Cỏ home.

Cũng nhờ dự án tình nguyện này mà Cường cảm thấy bản thân gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây. Cường đã "tậu" được hẳn 1 ha đất vườn đang trồng xoài do chủ đất quý mếm anh để lại giá rẻ. Từ đó, Cường ấp ủ về một mô hình trang trại theo hướng bền vững.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 3 Những thành viên trong team làm dự án Hạt Cỏ home.

Có vườn rồi, Cường cứ tới lui với những chuyến đi từ TP.HCM về Đồng Nai. Ngày thường Cường vẫn đi làm, đi dẫn tour... còn cuối tuần hoặc những lúc rảnh rỗi, Cường lại về khu vườn của mình túc tắc vừa làm vừa cả tạo. “Khoảng thời gian sau khi tiếp quản khu vườn đó là một hành trình một mình, đi đi về về vào cuối tuần. Mọi thứ lúc đấy rất khó khăn và mình phải khắc phục dần dần. Cũng may mà quanh đó có những đứa trẻ thường xuyên kéo qua chơi nên cũng cũng có thêm động lực để theo đuổi tiếp hành trình”, Cường nhớ lại những ngày đầu khó khăn với ý tưởng thành lập mô hình Farmstay.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 4

View của Hạt Cỏ home nhìn ra hồ Trị An rất thơ mộng.

Giấc mơ “Hạt Cỏ home” thành hiện thực
Thời kì đầu chỉ có một mình Cường tự cải tạo đất, cho cách ly với phân thuốc hóa học, trồng thêm chuối và cây rừng, để cỏ mọc tự nhiên... Cường đã một mình chuẩn bị hết mọi thứ trong gần 3 năm đầu tiên trước khi tập hợp được team. “Tuy một mình làm, nhưng sau mình có sự ủng hộ hết mình của bạn gái và sau này là vợ mình. Dự án Hạt cỏ home chính thức ra đời vào 6/2018 trong đó có lấy chữ “Cỏ” là tên bạn gái mình”, Cường cho biết.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 5 Khung cảnh nên thơ của Hạt Cỏ home với điện thắp sáng sử dụng bằng năng lượng mặt trời.
Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 6

Hiện nay team của Hạt Cỏ home gồm 6 bạn trẻ cùng chung chí hướng. “Dự án Hạt cỏ home xoay quanh ba trụ cột chính là nông nghiệp, giáo dục và cộng đồng. Cả ba yếu tố này nhóm đều dựa trên một nguyên tắc “tôn trọng tự nhiên”.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 7

Những không gian mở đơn sơ, gần gũi với thiên nhiên của Hạt Cỏ home tạo được sự thoải mái, thích thú cho khách đến trải nghiệm.

Với nông nghiệp, Cường và nhóm chọn đi theo hướng nông nghiệp nói không với các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh ở động vật… Nhóm Cường thực hành nông nghiệp thuận tự nhiên, hướng tới mô hình vườn rừng nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 8

Những đứa trẻ thoải mái sáng tạo trong gian bếp của Hạt Cỏ home.

Ở Hạt Cỏ home, Cường và team đã tạo ra không gian và nguyên liệu để bọn trẻ tự sáng tạo ra trò chơi.  “Lợi thế Hạt cỏ home ngay mặt hồ Trị An nên những đứa trẻ mà gặp nước là vui chơi say mê cả ngày. Ngoài ra, chúng có thể chơi đùa cùng cây cỏ trong vườn...”, Cường chia sẻ.

Cường và nhóm cũng hướng đến việc chia sẻ sự tử tế của mình đến cộng đồng địa phương nhằm giúp bà con nơi đây có thêm nhận thức về giáo dục, sức khỏe, môi trường thông qua dự án “thư viện cộng đồng”. Nơi đây nhóm Cường sẽ tổ chức lớp học cho trẻ em. Các em sẽ được tiếp cận đến âm nhạc, nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học… Bên cạnh đó, Cường và nhóm muốn hướng đến việc không tiêu dùng đồ nhựa sử dụng một lần nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường và chỉ sử dụng các đồ vật dễ phân hủy hoặc thân thiện môi trường.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 9

Tiêu chí thân thiện với môi trường được Cường và team đề cao trong dự án này.

Vườn của Cường và nhóm cũng là nơi tập kết của những đứa trẻ là con em lao động nghèo sống quanh đó vào mỗi buổi chiều đi học về. Cường cho biết: “Trẻ em thành phố về đây sẽ được chơi với những đứa trẻ ở quê và chúng sẽ cùng nhau học hỏi trong không gian trang trại mở gần gũi với thiên nhiên”.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 10

Những đứa trẻ vui vẻ ca hát tại không gian của Hạt Cỏ home.

Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 11 Những cánh đồng cỏ nên thơ xung quanh Hạt Cỏ home.
Gặp chàng trai “bỏ phố về quê” với mô hình Farmstay ai đến cũng mê ảnh 12

Ở giai đoạn này, Cường và các thành viên trong team tổ chức như một doanh nghiệp xã hội. “Tụi mình đang ở giai đoạn hoàn thiện phần farm và các dịch vụ để có thể tiếp đón các đoàn khách là trường học hoặc các gia đình dẫn con về với thiên nhiên vào cuối tuần. Qua đầu năm tới, khi đã hoàn thiện phần farm, mình và nhóm sẽ bắt đầu quay trở lại dự án cộng đồng thông qua dự án xây dựng thư viện cộng đồng và sân chơi cho trẻ em ở ấp này”, Cường bật mí về dự định sắp tới của nhóm mình.

Gần đây nhóm của Cường còn phối hợp tổ chức buổi offline cho những bạn trẻ tại khu vực Đồng Nai đam mê với việc làm nông nghiệp theo hướng bền vững thuận tự nhiên để cùng lan tỏa những giá trị "tử tế" đến cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.