Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ'

TPO - Đã bao đời nay, cuộc sống của ngư dân vạn chài xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An vẫn nổi trôi theo từng con nước. Một mái nhà bé nhỏ luôn là niềm khao khát của những người sống cảnh “nước sông, gạo chợ”.
Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 1

Xóm Làng Chài, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An hiện có khoảng 10 hộ dân sinh sống. Cuộc mưu sinh của họ gắn với nghề chài lưới trên dòng sông Lam.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 2

Trên chiếc thuyền lênh đênh giữa sông nước của 4 người trong gia đình ông Phạm Ngọc Hoài (SN 1975) tá túc, chẳng có gì đáng giá ngoài mấy bộ áo quần cũ vắt tứ tung và nồi niêu trên sàn. Bao năm qua, việc ăn, ngủ, sinh hoạt cá nhân chỉ trong khuôn khổ con thuyền nan chật chội.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 3

“Bố mẹ tôi người Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông bà ra đây mưu sinh rồi sinh ra tôi. Công việc hàng ngày của chúng tôi gắn liền với những tấm lưới chài. Mọi sinh hoạt của gia đình đều ở ngay trên con thuyền nhỏ này, tắm giặt bằng nước sông, chỉ có nước uống, điện thắp sáng là xin dùng ké của người dân trên bờ”, ông Hoài chia sẻ.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 4

Không có bàn học, cậu con trai học lớp 6 của ông Hoài phải nằm để học bài.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 5

Kế bên "ngôi nhà" của ông Hoài là con thuyền nhỏ được lợp thêm mái tôn, che chắn tạm bởi mấy tấm ván gỗ nứt toác của người em trai Phạm Ngọc Hiệp (SN 1985). Con thuyền dập dềnh được anh cố định tạm bằng mấy tấm gỗ và sợi dây thừng buộc vào bờ sông.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 6

38 tuổi, anh Hiệp đã là bố của 5 người con. Vợ anh, chị Đoàn Thị Thanh (SN 1986) hiện đang mang bầu đứa con thứ 6. Ước mơ của anh là có một mảnh đất nhỏ để lên bờ an cư. “Đời cha tôi, đến đời tôi cũng luôn mơ ước có một mảnh đất nhỏ để lên bờ "cắm dùi", nhưng có lẽ ước mơ đó khó thành lắm”, anh Hiệp nói.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 7

Người đàn ông U40 bộc bạch, sông Lam đôi khi cũng hung dữ lắm. Trên con thuyền nhỏ chắp vá này, họ sợ nhất là những lúc mưa lớn, giông gió giật mạnh, có nhiều lúc phải bỏ thuyền chạy lên bờ xin trú nhờ nhà dân gần đó.

“Khó khăn thì có thể chịu được, chúng tôi sợ nhất là bão lũ. Đa phần các tàu thuyền đều đã cũ kỹ, xuống cấp. Nếu gặp bão lớn, nguy cơ toàn bộ tài sản, thuyền bè có thể mất trắng bất cứ lúc nào”, anh Hiệp tâm sự.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 8

Mới học lớp 6 nhưng em Phạm Thị Thùy (SN 2011, con gái thứ 3 của anh Hiệp) đã biết làm mọi việc trong gia đình từ giặt giũ, nấu cơm, dọn dẹp,...

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 9

Tài sản của họ chẳng có gì đáng giá ngoài ít vật nuôi như gà, chim,...

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 10

Mọi sinh hoạt của người dân vạn chài gắn liền với sông nước

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 11

Công việc hằng ngày của dân vạn chài gắn liền với những tấm lưới chài. Không kể ngày hay đêm, theo con nước lên xuống, họ chèo thuyền dọc con sông, có khi xa hàng chục km để thả lưới bắt tôm, cá. Khi được cá, họ sẽ mang lên đường bán cho người dân hoặc mang ra chợ gần đó để bán.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 12

“Ngày xưa tôm cá nhiều bắt không xuể, nhưng giờ nước ô nhiễm, cá cũng không còn mà bắt. Hôm nào may mắn thì kiếm được 100-200 nghìn đồng, nhưng có những khi 2-3 ngày không kiếm được một đồng nào”, anh Nguyễn Văn Toàn (SN 1985) chia sẻ.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 13

Chiến lợi phẩm sau một lần giăng lưới trên sông.

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 14

Bao năm qua, người dân xóm vạn chài đều mong muốn có một "tấc đất cắm dùi" để an cư, sớm thoát cảnh "nước sông, gạo chợ".

Giấc mơ an cư của những người sống cảnh 'nước sông, gạo chợ' ảnh 15

Ông Nguyễn Văn Phận - Chủ tịch UBND xã Xuân Lam cho biết, xóm Làng Chài có khoảng 10 hộ dân sinh sống. Họ mưu sinh bằng nghề chài lưới, cuộc sống rất khó khăn. Chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ để trẻ nhỏ được đến trường.

Tin liên quan