Giải pháp đổi mới sáng tạo giúp giải quyết bất bình đẳng nơi công sở

SVVN - Một nhóm sinh viên từ Đại học RMIT đã đề xuất sử dụng công nghệ và các mô hình thử mới nhằm tăng khả năng tiếp cận việc làm cho người khuyết tật.

Đề xuất được hình thành trong khuôn khổ Cuộc thi Thiết kế tạo điều kiện tiếp cận cho tất cả mọi người do Đại học RMIT tổ chức nhằm thể hiện sự bình đẳng - một trong những giá trị cốt lõi của nhà trường.

Với phương châm "nhìn vào khả năng, không nhìn vào khiếm khuyết”, cuộc thi tôn vinh khả năng và tiềm lực của từng cá nhân, cũng như khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người ở nơi làm việc nhằm đem đến cơ hội thành công trong sự nghiệp. 

Trong vòng một tháng, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hơn 100 sinh viên, cố vấn và đối tác doanh nghiệp, những người đồng lòng cam kết hỗ trợ tạo ra môi trường làm việc hợp tác và tương trợ lẫn nhau tại Việt Nam, đồng thời xóa bỏ những kỳ thị và định kiến trong xã hội liên quan đến người khuyết tật.

Đam mê và nhiệt huyết thể hiện trong cuộc thi đã thu hút sự chú ý của các tổ chức phi lợi nhuận, các hiệp hội và doanh nghiệp, và góp phần lan tỏa thông điệp về môi trường làm việc bình đẳng tới cộng đồng.

Giải pháp đổi mới sáng tạo giúp giải quyết bất bình đẳng nơi công sở ảnh 1

Giải Nhất cuộc thi thuộc về nhóm Eccentrics, gồm ba sinh viên RMIT: Utkarsh Sarbahi, Lương Tấn Huy và Dushan Puhuwellage cùng cố vấn từ Schaeffler Việt Nam. Nhóm đưa ra ý tưởng tạo một thiết bị cảm biến không dây và cơ chế nhận diện giọng nói cho người khuyết tật.

Bạn Puhuwellage chia sẻ: "Hành trình của chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Một số giám khảo và cố vấn đã tiếp cận nhóm và ngỏ lời muốn hỗ trợ để tiếp tục thực hiện dự án ý nghĩa này”. 

Giải Nhì thuộc về đội Bibbidi Bobbidi Boo với ý tưởng phát triển phần mềm chuyển âm nhạc sang ngôn ngữ Braille cho nhạc công khiếm thị. Còn giải Ba thuộc về nhóm đề xuất phát triển phần mềm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và một cổng thông tin điện tử.

Giải pháp đổi mới sáng tạo giúp giải quyết bất bình đẳng nơi công sở ảnh 2

Tổng Lãnh sự Úc Julianne Cowley phát biểu tại buổi chung kết Cuộc thi Thiết kế tạo điều kiện tiếp cận cho tất cả mọi người.

Suốt thời gian diễn ra cuộc thi, sinh viên đã được hỗ trợ và chỉ dẫn cách thức thu hẹp khoảng cách giữa sự khuyết tật và cơ hội việc làm, cũng như thúc đẩy hòa nhập tại nơi làm việc, qua hợp tác với 21 đối tác doanh nghiệp gồm Navigos, INTEL, Schneider Electric, Sanofi, Enablecode, Schaeffler, Saitex International Đồng Nai, cùng năm chuyên gia tư vấn từ UNDP và các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế như Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD, và Tổ chức Habitat for Humanity.  

Tổng Lãnh sự Úc Julianne Cowley, một trong những giám khảo, bày tỏ ấn tượng với những thiết kế sáng tạo cũng như động lực của các thí sinh dự thi.

“Những gì tốt nhất đại diện cho giáo dục cũng như đổi mới sáng tạo Úc đều được thể hiện chân thực và rõ nét qua cuộc thi. Các nhóm với thành phần hết sức đa dạng đã cùng làm việc và đưa ra những giải pháp sáng tạo thể hiện rõ tinh thần khởi nghiệp Việt Nam”.

Giải pháp đổi mới sáng tạo giúp giải quyết bất bình đẳng nơi công sở ảnh 3

Dushan Puhulwellage - sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư Robot và Cơ điện tử) và là thành viên đội Eccentrics.

Tại Đại học RMIT, kết nối doanh nghiệp và việc học của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường nhằm mang đến cho sinh viên những hiểu biết vô giá, cũng như tạo điều kiện cho các bạn tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế ngay từ giảng đường đại học.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.