Dạy trực tuyến thời chống dịch: Còn nhiều vướng mắc

Học sinh, sinh viên Hà Nội học trực tuyến ảnh: minh trí
Học sinh, sinh viên Hà Nội học trực tuyến ảnh: minh trí
TP - Trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, nhiều trường ĐH, phổ thông tổ chức dạy online (trực tuyến) cho học sinh, sinh viên. 

Thông báo cho sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2 nhưng mãi đến ngày 21/2, Học viện Ngân hàng mới tổ chức chương trình tập huấn và hỗ trợ tập huấn giảng viên thực hiện triển khai E- learning (học trực tuyến).

Tại chương trình tập huấn, các giảng viên đã được giới thiệu các cấp độ trong triển khai E- learning, tập huấn các thao tác cơ bản, các thao tác nâng cao. Và nếu như có thắc mắc về hình thức dạy trực tuyến, các giảng viên sẽ được giải đáp ngay trong chương trình tập huấn.

Trong khi đó, đối với khối phổ thông ngay tại Thủ đô Hà Nội, chỉ một số ít trường ngoài công lập, trường chất lượng triển khai học trực tuyến. Còn lại, các trường công lập, học trực tuyến được hiểu là giáo viên giao bài tập cho học sinh làm qua email hoặc qua hình thức điện tử khác như Zalo, Viber đến phụ huynh. Phụ huynh in phiếu bài tập cho các con làm. Công việc này tuy không vất vả nhưng lại khiến nhiều phụ huynh lúng túng. Vì phải ra cửa hàng phô tô mới in được.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, việc dạy học trực tuyến triển khai với tất cả môn học và bắt buộc toàn bộ giảng viên cơ hữu của trường phải tham gia. Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoảng 80/680 giảng viên của trường có thể thực hiện dạy học hoàn toàn trực tuyến, số còn lại phải tích hợp nhiều phương thức khác nhau.

“Để dạy học trực tuyến, giảng viên phải làm việc nhiều, bài giảng cần thiết kế lại, đảm bảo mỗi lần dạy chỉ dài 10 - 15 phút để sinh viên có thể theo dõi. Nhưng nhiều người làm đối phó, đưa bài giảng nhưng mức độ tương tác với sinh viên không nhiều, có khi cả ngày chỉ thực hiện 1 lần”, ông Dũng thông tin.

Do vậy, trường đã bắt buộc 100% giảng viên cơ hữu phải tham gia giảng dạy trực tuyến trong đợt nghỉ học tránh dịch. Dù sinh viên nghỉ học dài ngày nhưng cán bộ giảng viên trường vẫn nhận đủ 100% lương và thu nhập. Giảng viên cần có trách nhiệm làm việc trong điều kiện thực tế, trong đó có nhiệm vụ dạy trực tuyến. “Giảng viên nào không dạy trực tuyến sẽ bị cắt lao động tiên tiến, vẫn hưởng lương theo ngạch bậc Nhà nước quy định nhưng bị cắt thu nhập tăng thêm”, ông Dũng nói.

Từ thực tế triển khai, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng cho hay, giảng dạy trực tuyến trong một số trường hợp còn gặp khó khăn do có những sinh viên phản ứng việc đóng học phí. Họ cho rằng, đóng học phí thì phải học trên lớp. Có sinh viên thì ám ảnh hình thức học trực tuyến do phải làm việc, đọc sách và làm bài tập nhiều hơn hình thức học truyền thống. Trong khi, có sinh viên ở quê không có mạng internet hoặc mạng yếu không vào được…

Ông Dũng đưa ra giải pháp trong tuần đầu tiên học tập trung trở lại, trường sẽ tiến hành kiểm tra mức độ tiếp thu bài của sinh viên. Nếu cần sẽ kết hợp thêm hình thức dạy trực tiếp trên lớp.

Sinh viên Trần Thanh Ngân, Trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ chủ đề nóng nhất đối với sinh viên là trong những ngày  nghỉ tránh dịch Covid-19 là học Blended Learning (kết hợp trực tiếp  - trực tuyến), những khó khăn khi sử dụng hệ thống.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ vì dịch Covid-19 là cần khuyến khích nhưng không thể thay thế dạy trực tiếp. Vì vậy, các trường vẫn phải dạy bù để đảm bảo thời gian thực học.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.