ĐH Thương mại công bố báo cáo thường niên: Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

ĐH Thương mại công bố báo cáo thường niên: Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
TPO - Sáng 3/6, trường Đại học Thương mại đã tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2019.

Đây là một sản phẩm khoa học nằm trong chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2018-2025 của trường ĐH Thương mại, phản ánh trung thực và thể hiện quan điểm khách quan, độc lập đối với các vấn đề kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế hàng năm.

Trước tình hình thế giới căng thẳng bởi cuộc chiến thương mại và cuộc chiến tiền tệ, năm 2019, tăng trưởng khối lượng thương mại hang hóa và dịch vụ toàn cầu đã giảm mạnh xuống mức thapass nhất trong một thập kỷ qua từ mức 3,9% năm 2018 xuống mức 0,3% năm 2019.

Trước tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, với các biện pháp kinh tế hợp lý được Đảng và Nhà nước triển khai thực hiện, năm 2019 Kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu vượt bậc như tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4%, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018…

Báo cáo gồm 5 phần chính: Kinh tế thế giới năm 2019; kinh tế Việt Nam năm 2019; Thương mại Việt Nam năm 2019; Từ chiến tranh thương mại đến cuộc chiến tiền tệ; Dự báo kinh tế và thương mại Việt Nam năm 2020.

Đối với tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng 2 kịch bản.

Thứ nhất là kịch bản cơ sở, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 và giả thiết dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn trong quý II/2020.

Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt khoảng 4,01% và CPI trung bình năm khoảng 4,5% trong năm và lạm phát dự kiến ở mức 4,5%. Như vậy, trong trường hợp khống chế được dịch trong Quý II/2020, tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam dự báo đạt 4,01%, giảm 2,7% điểm so với mục tiêu đề ra là 6,8% tại Nghị Quyết 85 của Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Thứ hai là kịch bản thấp, đây là kịch bản có thể xảy ra với giả thiết dịch COVID-19 được không chế hoàn toàn trong quý III/2020. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức thấp hơn so với kịch bản cơ sở khoảng 3,03% và lạm phát duy trì ở mức cao hơn là 5,2%.

Theo đại diện của nhóm nghiên cứu, kịch bản thấp có thể xảy ra nếu kinh tế thế giới dự kiến xấu hơn kịch bản cơ sở. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến dịch COVID-19 ở Mỹ và EU làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Báo cáo được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu do GS.TS Đinh Văn Sơn, hiệu trưởng trường ĐH Thương mại chủ trì cùng với các nhà khoa học trong và ngoài trường thực hiện.

Đây là ấn phẩm lần thứ 2 được xuất bản trong chuỗi báo cáo thường niên của Trường ĐH Thương Mại.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.