Ông Lê Vinh Danh làm gì khi không còn là hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng?

Ông Lê Vinh Danh làm gì khi không còn là hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng?
TPO - Chiều 6/11, thông tin từ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh, nguyên hiệu trưởng nhà trước, được phân công về khoa Tài chính-Ngân hàng của trường này. Nhiệm vụ cụ thể sẽ do trưởng khoa phân công.

Quyết định này được đưa ra ngày 5/11 theo đề xuất của Phòng Tổ chức hành chính trường ĐH Tôn Đức Thắng và nguyện vọng của ông Lê Vinh Danh.

Đầu tháng 8, ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức Bí thư Đảng ủy trường. Đến ngày 18/9, ông bị Ban Thường vụ Đảng ủy khối ĐH, CĐ TP.HCM cách tất cả chức vụ trong Đảng.

Đến chiều 23/10, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam công bố quyết định của Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác cán bộ tại trường ĐH Tôn Đức Thắng. Theo đó, ông Lê Vinh Danh bị cách chức Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng do nhiều vi phạm như bổ nhiệm cán bộ sai quy định; mua sắm thiết bị không đúng quy định; thiếu gương mẫu về kê khai tài sản, thu nhập…

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, một trong những kết quả rất nổi bật của đổi mới vừa qua, cả thế giới và nhân dân đều đánh giá, chúng ta đã thực hiện tự chủ giáo dục ĐH, dù rằng con đường này còn tiếp tục nhưng bước đầu đã rất tốt, đã chứng minh tính đúng đắn và đã được luật hoá trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi.

Theo Phó Thủ tướng, gần nhất có câu chuyện trường ĐH Tôn Đức Thắng, cần phải rất bình tĩnh để nhìn nhận. Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT lập một đoàn công tác do một Thứ trưởng trực tiếp vào làm việc để làm rõ sự tình. Nhưng xu thế chung là chúng ta phải ủng hộ tự chủ theo đúng quy định của pháp luật, theo luật.

Ông Đam khẳng định, tự chủ về mặt chuyên môn, về học thuật là hồn cốt của giáo dục ĐH. ĐH không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn phải là nơi tạo ra kiến thức, muốn thế thì phải được tự chủ về nhân lực, về bộ máy, về tài chính để phục vụ cho tự chủ về chuyên môn. Còn thế nào là đúng, là sai, thì chiếu theo các quy định của pháp luật. Ngoài Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH còn có nhiều luật khác chi phối, như Luật Công chức viên chức, hoặc đảng viên thì được chi phối bởi điều lệ của Đảng. Cho nên để giải quyết câu chuyện liên quan tới trường ĐH Tôn Đức Thắng phải bình tĩnh nhìn nhận.

Ngay sau đó, ngày 2/11, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm trưởng đoàn đến làm việc với trường ĐH Tôn Đức Thắng về kiện toàn nhân sự lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của trường này. Chuyến công tác nhằm rà soát, xem xét, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Luật Giáo dục ĐH về thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường. Trên cơ sở đó sẽ có kết luận và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.