Thanh niên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: 'Hành trang, cơ hội và thách thức'

Dịp này, 66 địa biểu thanh niên ưu tú tham gia diễn đàn "Thanh niên chủ động hội nhập quốc tế"
Dịp này, 66 địa biểu thanh niên ưu tú tham gia diễn đàn "Thanh niên chủ động hội nhập quốc tế"
TPO - Trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần VI năm 2020, chiều 30/5 tại nhà văn hóa Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An tổ chức diễn đàn “Thanh niên chủ động hội nhập quốc tế”.

Diễn đàn “Thanh niên chủ động hội nhập quốc tế” là một trong sáu diễn đàn trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ IV năm 2020, là hoạt động thiết thực kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020); đồng thời là dịp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình hay, cách làm hiệu quả của cá nhân, đơn vị mình trong học tập và làm theo tư tưởng, phong cách ngoại giao của Bác trong hội nhập quốc tế, từng bước chủ động, tự tin sánh bước cùng thanh niên năm châu.

Thanh niên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: 'Hành trang, cơ hội và thách thức' ảnh 1 Quang cảnh diễn đàn

Với tham luận “Bác học ngoại ngữ từ viết báo, tôi học viết báo từ câu chuyện Bác tự học ngoại ngữ”, đại biểu Phạm Thanh Thắng – Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Cao Bằng, Ủy viên BCH Đoàn khối CQ&DN tỉnh, nhà báo, Bí thư Chi đoàn Đài PTTH tỉnh Cao Bằng cho rằng học ngoại ngữ là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.

Câu chuyện về việc Bác học ngoại ngữ có lẽ không mới, nhưng đó luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những nhà báo, văn nghệ sĩ như anh học tập, noi theo. Từ một thanh niên yêu nước với vốn kiến thức còn ít ỏi, người trở thành lãnh tụ thiên tài, là nhà ngoại giao kiệt xuất, sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Để nâng cao trình độ ngoại ngữ, Bác học ngoại ngữ thông qua việc tham gia viết báo.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành 2 bản.  Một bản Người lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn. Với tinh thần miệt mài, chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để học, đi đến đâu, Bác cũng học được ngôn ngữ của nước đó. Cứ như vậy, Người đã chinh phục thêm rất nhiều thứ tiếng khác nữa: tiếng Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Đức, Nga... và trở thành nhà lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam.

Thanh niên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: 'Hành trang, cơ hội và thách thức' ảnh 2 Đại biểu Phạm Thanh Thắng – Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Cao Bằng, Ủy viên BCH Đoàn khối CQ&DN tỉnh, Nhà báo, Bí thư Chi đoàn Đài PTTH tỉnh Cao Bằng

Từ câu chuyện nỗ lực tự học ngoại ngữ của Người đã tạo cảm hứng, và trở thành động lực lớn cho anh Thắng đến với nghề báo – nghề được đánh giá trong 10 nghề nguy hiểm nhất thế giới. Là người cầm bút viết, tạo ra thông tin, góp phần định hướng dư luận, anh học từ Người đức tính tỉ mẩn, cầu thị, từ việc “Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết như thế nào?”.

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, việc mở rộng ngoại giao, tăng cường quảng bá thông tin đang đặt ra cho nghề báo nhiều thách thức. Để hiểu rõ về vấn đề mà công chúng quan tâm ở trên khắp năm châu, nhà báo luôn phải trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, tìm hiểu và thông thạo không chỉ một loại ngôn ngữ mà cần truyền tải những thông điệp của mình đến tất cả các nước trên thế giới, và muốn những thông tin được nước sở tại tiếp nhận không cách nào khác đó là cần hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa, con người nước đó, bên cạnh đó là tiếp thu tinh hoa, thu gọn thông tin của cả thế giới để truyền tải đến cho công chúng cả nước.

Thanh niên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: 'Hành trang, cơ hội và thách thức' ảnh 3 Các đại biểu trao đổi về các bài tham luận

Là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ, đại biểu Phan Sỹ Hiếu nhìn nhận những thách thức trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 qua tham luận “Học tập, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của thanh niên Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0”.

Theo Hiếu, cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Đây là cơ hội lớn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề thách thức đang đặt ra đối với Việt Nam trong đón bắt cơ hội của cuộc cách mạng này. Vì vậy, học tập và nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của thanh niên Việt Nam là hết sức cấp thiết trong giai đoạn này nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Thanh niên thời đại cách mạng công nghiệp 4.0: 'Hành trang, cơ hội và thách thức' ảnh 4 Đại biểu Phan Sỹ Hiếu - Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ với tham luận “Học tập, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của thanh niên Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc.

Để gia nhập vào xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng lâu dài của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản định hướng trong lĩnh vực KH&CN đặc biệt là vật lý, sinh học, khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực công nghệ mới, nghiên cứu các công nghệ mang tính đột phá. Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội; cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất.

MỚI - NÓNG