Giữ hồn tranh kiếng xưa

Giữ hồn tranh kiếng xưa
SVVN - Nguyễn Đức Huy (năm thứ ba, ngành Đồ họa, trường ĐH Tôn Đức Thắng) yêu thích nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Huy đang sở hữu hơn 30 tác phẩm tranh kiếng (kính) do mình tự vẽ, mang đậm “chất” Nam Bộ cổ xưa.

Duyên đến với tranh kiếng

Cơ duyên đưa Huy đến với loại hình nghệ thuật truyền thống này thật tình cờ. Đầu năm 2013, được sự giới thiệu từ một người bạn quen thân tại làng gốm Lái Thiêu, Huy có cơ hội gặp gỡ với nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng. Ông chính là người đặt nền móng cho việc sưu tầm tranh nghệ thuật Nam Bộ và đặc biệt rất thích sưu tầm tranh kiếng, với “gia tài” hơn 1.000 bức họa. Sau đó không lâu, trong một lần Huy đến tham dự buổi triển lãm của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm tranh kiếng khác nhau, từ hiện đại đến cổ xưa, niềm đam mê với môn nghệ thuật này bắt đầu nảy sinh trong Huy.

Trải qua quá trình quan sát, cùng với bản tính ham tìm tòi của “dân” hội họa, Huy dần hiểu được những giá trị lịch sử của tranh kiếng và quyết định gắn bó với nó dài lâu: “Thú thực, lần đầu ghé nhà bác Trảng tham quan, nhìn thấy mấy bức tranh kiếng, mình suýt thì thốt lên: Tranh gì mà nhìn thấy ghê! Mãi sau này mới biết, sở dĩ mình không thấy hứng thú với những bức tranh đó là vì chúng là những tác phẩm được sản xuất hàng loạt bằng máy, trông qua rất thô và xấu, phải đến khi tận mắt chứng kiến những tác phẩm được họa tỉ mỉ bằng tay thì mình mới yêu và “thấu” cái thần, cái tinh tế của chúng”.

Giữ hồn tranh kiếng xưa

Nguyễn Đức Huy và tác phẩm tranh kiếng tâm đắc Quan Âm

Buồn vui chuyện cầm cọ

Nguyễn Đức Huy đã đến với tranh kiếng bằng cái duyên tình cờ mà cũng rất đỗi tự nhiên như thế. Không qua bất kỳ một trường lớp đào tạo chuyên môn nào, gia đình cũng không có ai theo nghệ thuật, nên toàn bộ những kiến thức liên quan đến tranh kiếng, cũng như các công đoạn, kỹ thuật vẽ tranh, sử dụng chất liệu màu ra sao... đều do Huy tự mày mò, học hỏi. Thậm chí, để hiểu biết tường tận hơn về cách thức thực hiện, cậu không ngại tìm đến những nghệ nhân lâu năm, tận mắt xem nghệ nhân vẽ, sẵn tiện… học “lỏm” vài “chiêu”. Huy tâm sự: “Vì đam mê, vì yêu thích nên khó cỡ nào mình cũng gắng. Về cơ bản, nguyên vật liệu không mắc tiền, mình chỉ dùng đến những lọ sơn Bạch Tuyết 10.000 đồng là đã có thể sáng tạo nên những tác phẩm đẹp. Nghệ thuật tranh kiếng, nếu chỉ trông thoáng qua thì phần lớn người xem sẽ cảm thấy nó  cũng không khác một bức tranh giấy được lồng kiếng là bao. Chỉ có chính những người cầm cọ, những người tự tay họa nên tác phẩm mới hiểu được sự công phu và độ khó của công việc. Không như vẽ trên giấy, vẽ trên mặt kiếng rất trơn, vẽ nét nào phải chắc nét đó, chỉ một sai sót nhỏ là toàn bộ bức tranh xem như bỏ đi, không sửa chữa được”.

Theo Huy, công đoạn khó khăn nhất trong quá trình vẽ tranh kiếng chính là loang màu. “Việc đổ loang giữa màu này và màu kia phải diễn ra cùng lúc và phải làm nhanh tay nếu không màu sẽ bị khô”, Huy giải thích. Như với bức họa Quan Âm - tác phẩm mà Huy tâm đắc nhất, để có được sự chuyển sắc mượt mà giữa màu đỏ và màu xanh trên vạt áo nhân vật, anh chàng đã phải tập trung cao độ trong việc di chuyển cọ liên tục và tán màu đều tay để cho ra sắc độ tươi thắm như hiện tại. Huy bảo, độ loang màu rất quan trọng, bởi nó tạo nên chiều sâu và vẻ đẹp cho tác phẩm nghệ thuật.

Huy yêu công việc của mình, có những hôm say sưa đến nỗi thức tới 2h – 3h sáng để hoàn thành tác phẩm. Thậm chí, có những lần, cậu bị mảnh kiếng vỡ của những tấm tranh cứa vào tay chảy máu.

Giữ hồn tranh kiếng xưa

Những sản phẩm “handmade”, với chủ đề “Hát bội” do chính tay Huy thiết kế.

Chàng trai đa tài

Sự đa tài của Nguyễn Đức Huy không chỉ dừng lại ở nghệ thuật vẽ tranh kiếng mà còn “lấn sân” sang những loại hình khác, như vẽ trên gốm, viết tài liệu nghiên cứu văn hóa, thiết kế các sản phẩm “handmade” mang màu sắc dân gian, phục chế tranh cổ và vẽ tranh Kim Hoàng. Huy đã tự nghiên cứu và tự tay vẽ vài mẫu, rồi gửi ra triển lãm ở bảo tàng miền Bắc. Cậu cũng từng vẽ một bức tranh thờ ông Táo biếu tặng chùa Phước Lưu (Trảng Bàng).

Giữ hồn tranh kiếng xưa

Bên cạnh đó, trước thực trạng nhiều lò gạch, lò gốm phải đóng cửa vĩnh viễn (do công nghệ nung đốt truyền thống gây ô nhiễm môi trường) dẫn đến  nguy cơ mai một của ngành gốm nghệ thuật, Nguyễn Đức Huy đã hạ quyết tâm viết và vẽ lại tất cả những gì liên quan đến hoa văn gốm, với lòng tin vững chắc rằng, đóng góp của Huy có thể trở thành phương tiện hữu dụng phục vụ đam mê và nhu cầu tìm hiểu của những người quan tâm.  

Theo Báo Sinh Viên Việt Nam số 40
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.