Giữa ồn ào xuất ngoại, Quang Hải và Hoàng Đức xuất hiện ở sự kiện đặc biệt
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
TPO - Hoàng Đức và Nguyễn Quang Hải đứng tên trong dự án hợp tác phát triển thương hiệu một nhãn hàng thể thao quen thuộc trong giới bóng đá.
Cả hai ngôi sao hàng đầu Việt Nam sáng nay đã xuất hiện tại lễ công bố các sản phẩm của Wika, nhãn hiệu thuộc Công ty Hoàng Phong. Đây là lần thứ 2 sự kiện Wika Sport’s Day được tổ chức, đồng thời là dấu mốc mới sau thành công của các sản phẩm gắn với tên tuổi các ngôi sao đội tuyển Việt Nam như Văn Toàn, Đoàn Văn Hậu, Công Phượng, Phan Văn Đức…
Tại sự kiện, BTC cho biết Nguyễn Quang Hải và Hoàng Đức sẽ tiếp tục đồng hành với các sản phẩm giày bóng đá Wika QH19 Z-VOL, áo Polo thể thao Wika QH19, còn Hoàng Đức sẽ mang tới bộ sưu tập gồm giày bóng đá, áo bóng đá mang tên Wika HĐ14 Elite.
Hoàng Đức và Quang Hải chung tay trong dự án đồ thể thao của Wika (ảnh Phong Phong)
“Ba năm trước, tôi đã có lần hợp tác đầu tiên cùng Wika, nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của những người yêu bóng đá, chơi bóng đá phong trào. Điều này khiến tôi tin tưởng và tiếp tục đồng hành cùng với các sản phẩm này”-Quang Hải cho biết. Tiền vệ Hoàng Đức chia sẻ anh rất thích các mẫu áo, áo di chuyển của Wika bởi tính thẩm mỹ gây ấn tượng mạnh.
Hoàng Đức và Nguyễn Quang Hải mới đây đều có thông tin có thể chia tay V-League để tìm bến đỗ mới ở nước ngoài. Người đại diện của Nguyễn Quang Hải úp mở khả năng anh trở lại châu Âu. Trong khi đó, Hoàng Đức sau khi nổi lên trong màu áo đội tuyển Việt Nam cũng nhận được sự chú ý của nhiều đội bóng khu vực và châu Á.
TPO - Sáng 23/1, thừa uỷ quyền của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 4, Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức công bố, trao quyết định về công tác cán bộ năm 2025.
TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.