“Diện mạo mới - Tới mác size”
Mở đầu với tiểu phẩm “Diện mạo mới- Tới mác size” do sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) thể hiện đã gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả. Tiểu phẩm đã đặt ra vấn đề về hiện trạng con người đang bị xã hội thao túng về các tiêu chuẩn về ngoại hình và gắn cho họ những cái “mác” độc hại như thế nào.
Chàng trai đang bị trói buộc bởi những định kiến xã hội về ngoại hình. (Ảnh: BTC) |
Định kiến giới là gì?
Định kiến giới là những quan điểm, thái độ chủ quan, sự đánh giá có xu hướng tiêu cực về vấn đề giới tính nam, nữ: vị trí, vai trò, tầm quan trọng, năng lực của nam, nữ. Định kiến giới thường sẽ chưa phù phù hợp, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tế về vấn đề giới tính nam, nữ. Các định kiến giới có thể khác nhau vì lý do vùng miền, phong tục tập quán, quan điểm.
Tuy nhiên, “Các sự đa dạng không được phép xuất hiện trong những khuôn mẫu về giới” - chuyên gia Tô Nhi A đã chia sẻ. Điều đó không tự nhiên và nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý và sức khỏe hành vi. Nề nếp của xã hội không đến từ định kiến. "Chúng ta nên phân biệt rõ giữa việc dùng lời nói của bạn để giúp người khác tốt hơn khác với việc dùng nó để tấn công người khác", chuyên gia Tô Nhi A bày tỏ.
Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A chia sẻ về những kinh nghiệm về định kiến giới của mình. (Ảnh: BTC) |
Yêu thương bản thân như nào mới đúng?
Hai diễn giả Tô Nhi A và Mia Nguyễn cũng đã đưa ra những lời khuyên rất chân thực về mối quan hệ về chăm sóc ngoại hình và sức khỏe tinh thần của mỗi người. "Cần xây dựng cho bản thân thương hiệu cá nhân - những cái “mác” tích cực thể hiện được vẻ đẹp và màu sắc của riêng mình. Đồng thời, chính chúng ta cũng nên trân quý, yêu thương bản thân, ngừng so sánh mình với những người xung quanh", diễn giả Mia Nguyễn nói.
“Chúng ta là những gì chúng ta mặc”, diễn giả Mia Nguyễn - chuyên viên tư vấn tâm lý. (Ảnh: BTC) |
“Mỗi cá nhân đều là một màu sắc riêng và có quyền làm bất cứ điều gì đối với cơ thể mình mà không cần phải quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình. Nhưng bên cạnh đó cũng lưu ý đến việc “yêu thương bản thân” và “nuông chiều bản thân quá mức”", Lê Minh - trưởng Ban Tổ chức talkshow MÁC chia sẻ. Cũng theo Lê Minh không ít bạn trẻ hay nhầm lẫn giữa hai phạm trù “Yêu thương bản thân” nghĩa là làm những điều tốt cho bản thân, khiến bản thân thấy thoải mái như luyện tập thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe: ăn uống lành mạnh; cải thiện sức khỏe tinh thần lẫn thể chất… còn đối với “nuông chiều bản thân quá mức” nghĩa là bỏ lời nói của người khác nhưng lại đối xử tệ bạc với bản thân, khiến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần ngày càng suy giảm như việc thường xuyên thức khuya; nhịn ăn; lười chăm sóc cơ thể…
Rất đông các bạn sinh viên tham dự buổi talkshow. (Ảnh: BTC) |
“Mác trong bạn”
Điều còn đọng lại trong tâm trí của các bạn trẻ tham dự buổi talkshow không chỉ là những góc nhìn hay kiến thức mới về định kiến giới mà còn là những thay đổi trong tư duy và hành vi. “Mọi trái tim đều mong manh, với bất kỳ giới tính nào, thế nên dù người đó có là đàn ông thì họ cũng có thể bị tổn thương chứ không phải chỉ riêng phụ nữ mới cần cẩn thận trong lời nói”, Đỗ Dương Kiều Anh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ cảm nhận của mình sau khi talkshow MÁC kết thúc.
Còn bạn Trần Duy Khánh Tuyên lại có những cảm nhận rất riêng: “MÁC cũng nhắc lại cho mình về nhiệm vụ của các bạn trẻ như mình, phải tự thay đổi mình và thay đổi xã hội đang còn nhiều định kiến này”.