Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau nhiều năm thi công, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm chậm tiến độ khiến người dân phải gánh chịu tình trạng rác thải xây dựng, rác sinh hoạt vứt ngổn ngang hai bên đường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 1

Rác sinh hoạt, rác xây dựng ngập tràn hai bên tuyến đường Âu Cơ.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm dài 3,7 km, là công trình đê điều cấp đặc biệt, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội làm chủ đầu tư, nguồn vốn 815 tỷ đồng.

Dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2021. Tuy nhiên, đến nay, công trình vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ, rác thải xây dựng, rác sinh hoạt bừa bãi ra hai bên đường không ai dọn dẹp.

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 2

Ghi nhận của phóng viên ngày 29/10 cho thấy, việc chậm tiến độ của công trình này đã làm người dân sống hai bên đường khổ sở. Trời mưa thì ngập nước, trời nắng thì bụi mù mịt. Rác thải xây dựng, rác sinh hoạt được người dân vứt ra công trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bà Trần Thị Thanh (bán tạp hóa trên đường Âu Cơ) cho biết, việc dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bà; bán hàng không có khách mua, hàng hóa bụi bám đầy khiến khách hàng ái ngại. “Sau mỗi ngày mở cửa hàng, tôi lại phải lau rửa từng gói bim bim vì bụi bẩn”, bà Thanh nói.

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 3

Rác sinh hoạt ở đường Âu không có người dọn dẹp được đốt nham nhở.

Theo bà Thanh, nhiều năm qua, những tấm tôn được dựng lên ở cả hai bên khiến lòng đường co hẹp, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, sinh sống của người dân. Thậm chí, nhiều khu vực hiện tại còn ngổn ngang vật liệu xây dựng, rác thải; xuất hiện những vũng nước sâu không được rào chắn rất nguy hiểm…

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 4

Nhiều đoạn đường trở thành những "ổ voi" đọng nước khiến người dân đi lại khó khăn.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hòa (sinh sống ở đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, việc thi công chậm tiến độ khiến cuộc sống của nhiều người dân tại đây bị đảo lộn. Một số gia đình có trẻ nhỏ những năm qua còn phải đóng cửa kín mít ngày đêm để ngăn bụi bay vào nhà khi công trường đang thi công dở dang.

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 5
Một đoạn đường lầy lội, nguy hiểm

"Tiến độ thi công dự án chậm như thế này, không biết bao giờ mới xong, còn dân chúng tôi phải sống khổ sở, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần. Mùa mưa bão dân đi lại rất khổ khi lưu thông. Có hôm trời mưa, tôi đi đón cháu không may đi vào ổ gà, đất đá lởm chởm, trượt bánh khiến hai ông cháu ngã ra đường. Rất may ông cháu bị xây xước nhẹ", ông Hòa cho hay.

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 6

Đất đá, nước đọng gây ô nhiễm môi trường.

Hà Nội: Dân cạnh dự án đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm khổ sở vì đường lầy lội, bụi bẩn ảnh 7

Rác thải xây dựng có khắp nơi dọc tuyến đường.

Bên cạnh rác thải gây ô nhiễm môi trường, tuyến đường Âu Cơ bị thu hẹp, rào chắn tấm tôn, khiến nhiều phương tiện phải nhích từng chút qua dự án vào giờ cao điểm. Tình trạng này kéo dài đã lâu, không chỉ gây khó khăn cho người đi đường mà còn khiến người dân sống quanh khu vực đi lại khổ sở.

MỚI - NÓNG
Cựu chiến binh Trần Văn Tứ hồi nhớ ký ức về những năm tháng chiến đấu ở Điện Biên Phủ
Những ân tình của một cựu binh
TP - 70 năm qua, dù vết thương trên da thịt đã lành theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng về một thời “hoa lửa” của Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức người lính già Trần Văn Tứ (SN 1926, ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Xe thồ hỏa tuyến xứ Thanh
Xe thồ hỏa tuyến xứ Thanh
TP - Tận dụng ánh sáng pháo của quân giặc thả, xé áo quấn lốp, luồng làm nan hoa... đoàn quân xe thồ từ Thanh Hóa vượt núi băng rừng, vận chuyển lương thực hướng về chiến trường Điện Biên Phủ.