Hackathon: Kinh tế tuần hoàn là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình CE, do Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức, đơn vị Youth+ và Youth Opportunities Vietnam thực hiện. Chương trình được xây dựng nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các bạn trẻ có cơ hội tiếp cận kinh tế tuần hoàn thông qua góc nhìn thực tế từ doanh nghiệp.
Trong một tháng mở đơn đăng ký tham gia chương trình, Hackathon 2022 đã nhận được sự quan tâm không nhỏ từ những người trẻ trong và ngoài nước. Tìm đến với Hackathon năm nay là những cá nhân, đội thi với sức trẻ, sự nhiệt huyết và những ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp “xanh” táo bạo. Chương trình đã đạt được những con số vô cùng ấn tượng, cụ thể là:
- Nhận được 720 lá đơn đăng ký tham gia từ các cá nhân trong và ngoài nước
- Thu hút hơn 140 đội thi tham gia thử sức
- Thu về hơn 160.000 lượt tiếp cận truyền thông
Mở đầu buổi chung kết, cô Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương chia sẻ: “Cô cảm thấy rất tự hào và trân trọng khi chương trình Hackathon 2022: Kinh tế tuần hoàn là một chương trình đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, chứng tỏ lĩnh vực này đang ngày càng được lan rộng và nhận thức của các bạn trẻ về nền kinh tế bền vững ngày càng được phát triển.”
Cô Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương phát biểu trước thềm chung kết cuộc thi. |
Tại buổi thi chung kết, các đội thi thực hiện đề án giải quyết được các Doanh nghiệp đồng hành đưa ra, cụ thể là 12 đề bài liên quan đến kinh tế tuần hoàn:
- Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk: Tìm kiếm bao bì có thể thể tự hủy sinh học, thân thiện với môi trường.
- Công ty TNHH XNK Cà phê Minh Tiến: Đề xuất một sản phẩm cà phê đảm bảo hương vị Việt Nam và liên quan đến mô hình kinh tế tuần hoàn.
- Công ty Cổ phần Faslink: Đề xuất sản phẩm để tiếp cận nhóm khách hàng genZ.
- Hợp tác xã Khang Tường: Thiết kế lại bao bì sản phẩm, đề xuất kênh quảng bá sản phẩm.
- Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Thiết Kế Ancons: Đề xuất sản phẩm ứng dụng kinh tế tuần hoàn vào trong lĩnh vực xây dựng.
- Công ty TNHH VECA: Đề xuất giải pháp tăng hệ số tái chế rác nói chung, giảm áp lực môi trường.
- Bưu điện Việt Nam- VNPOST: Giải pháp tối ưu hóa khâu đóng gói bưu kiện hạn chế chất thải nhựa.
- Trang trại Hop Farm: Làm thế nào để hình thành mô hình trang trại không rác thải, phục vụ cho sự phát triển của bản thân trang trại.
- Công ty TNHH Cacao Trọng Đức: Đề xuất sản phẩm từ vỏ cacao, vì đã từng có những nghiên cứu về bún, bánh cookie, xúc xích chay. (công ty muốn giải quyết các sản phẩm thừa như vỏ cacao).
- Công ty TNHH Mộc Hương Việt Nam: Đề xuất sản phẩm sữa tắm thân thiện, tốt cho sức khỏe gia đình.
- Công ty Cổ phần Vinastraws: Thay đổi thói quen tiêu dùng các sản phẩm ống hút nhựa.
- Công ty CP tập đoàn Hương Sen: Đề xuất sản phẩm xanh tốt cho sức khỏe, tận dụng nguồn nguyên liệu thực phẩm gần gũi.
20 đề án thuộc 12 case thực tiễn được các doanh nghiệp đưa ra đều mang đến những ý tưởng độc đáo. Và qua thời gian cân nhắc kỹ lưỡng, Ban giám khảo đã chọn ra 5 đề án xứng đáng với 5 giải cao nhất của chương trình.
- Giải nhất: Đội thi NEMU - nhận giải thưởng tổng trị giá 50 triệu đồng.
- Giải nhì: Đội thi DURIAN - nhận giải thưởng tổng trị giá 20 triệu đồng.
- Giải ba: Hai đội thi T.O.P & RAREVOLUTION - mỗi đội - nhận giải thưởng tổng trị giá 10 triệu đồng.
- Giải được yêu thích nhất: Đội thi 2D_KAT - nhận giải thưởng tổng trị giá 5 triệu đồng.
Hackathon 2022: Kinh tế tuần hoàn là chương trình có chuyên môn cao với sự đồng hành của Hội đồng Ban giám khảo và Cố vấn đội thi về lĩnh vực kinh tế tuần hoàn:
- Anh Lê Bá Nhật Minh - "Nghiên cứu viên - Đổi mới sáng tạo trong Kinh tế tuần hoàn tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn ICED, ĐH Quốc gia TP HCM".
- Chị Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình MSD.
- Cô Trần Hương Giang - Trưởng phòng Thử nghiệm, Phòng Tăng tốc đổi mới sáng tạo của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).
- Anh Nguyễn Phạm Vĩnh Khương - Giám đốc điều hành toàn quốc tại Việt Nam của công ty Aruba.
- Cô Lê Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Trường Đại học Ngoại thương.
- Cô Lê Thị Thu Hương - Trưởng Ban Ươm tạo; Quản lý và Phát triển chương trình Kinh tế tuần hoàn, Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Trường Đại học Ngoại thương.
- Cô Hoàng Thị Bích Thủy - Trưởng bộ môn công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại (DECP); trưởng phòng thí nghiệm sáng tạo và khởi nghiệp chuyển đổi (D-Lab), Trường Đại học Bách khoa.
Các Cố vấn của chương trình:
- Cô Phạm Kiều Oanh - Giám đốc điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP).
- Ông Lê Việt Hà - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Truyền Số liệu Việt Nam; Phó Viện trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục và Môi Trường.
- Chị Bùi Thị Hòa - Officer of Group BOD’s Office - Imperial Group.
- Chị Dương An Giang - Phó Chủ tịch HĐQT VFC Group ; Co-Founder / CEO Công ty Cổ phần VFC Group.
- Cô Phạm Thị Thu Hằng - Phó giám đốc công ty CP doanh nghiệp xã hội Vicaris.
- Ông John Masud Parvez - CEO và Founder của tổ chức Vietnam Social Health Revolution (VSHR).
- Anh Nguyễn Hoàng Nam - Cố vấn chính sách Viện ISPONRE Việt Nam.
- Ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VCAC).
- Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Kế toán Kiểm toán - Đại học Ngoại thương.
- Cô Phan Hồng Giang - Trưởng phòng kinh doanh và phát triển đối tác Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) trường Đại học Ngoại thương.
- Ông Phạm Minh Mận - Chuyên gia mô hình giáo dục STEAM - Cố vấn ươm tạo tại khu công nghệ cao Đà Nẵng.