Hành trình lấy bằng Tiến sĩ ngành Thú y ở tuổi 28 của Thủ khoa Học viện Nông nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Lê Thị Dung với tình yêu với động vật và đam mê học tập, nghiên cứu cùng với ước mơ trở thành một bác sĩ thú y để chăm sóc, điều trị bệnh cho thú cưng.

Lê Thị Dung (Quảng Ninh), từ bé, cô đã sớm bộc lộ tình yêu với động vật và đam mê học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2011, Lê Thị Dung rời quê hương mang theo ước mơ trở thành một bác sĩ thú y để chăm sóc, điều trị bệnh cho thú cưng.

Hành trình lấy bằng Tiến sĩ ngành Thú y ở tuổi 28 của Thủ khoa Học viện Nông nghiệp ảnh 1

Lê Thị Dung trở thành Tiến sĩ Thú y tại ĐH Tokyo, Nhật Bản ở tuổi 28.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với danh hiệu Thủ khoa, Lê Thị Dung đã lựa chọn đi làm và tích luỹ kinh nghiệm nghiên cứu trong ngành thú y với một công ty sản xuất vắc xin thú y tư nhân đầu tiên của Nhật Bản, tại Việt Nam. Đây là quãng thời gian giúp cô hiểu thêm về nghiên cứu khoa học cuối cùng là phải ứng dụng, phải phục vụ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Cũng trong thời gian này, Dung không chỉ cập nhật về chuyên môn và công nghệ sản xuất vắc xin mà còn được học phong cách làm việc đáng ngưỡng mộ của người Nhật.

Không chỉ chăm chỉ làm việc, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, Dung còn không ngừng nâng cao trình độ tiếng Anh, tiếng Nhật và chủ động tìm giáo sư hướng dẫn để “apply” học bổng. Một năm sau ngày tốt nghiệp đại học, Lê Thị Dung nhận được Học bổng Chính phủ Nhật Bản (học bổng MEXT – học bổng danh giá dành cho nghiên cứu) để làm thẳng Tiến sĩ ngành Thú y tại ĐH Tokyo, Nhật Bản mà không cần qua Thạc sĩ, ở tuổi 24.

Dung chia sẻ “Cơ hội đến với mình thật sự bất ngờ vì đây là lần đầu tôi nộp hồ sơ nên cũng xác định lấy kinh nghiệm. Đồng thời, học bổng MEXT có tính cạnh tranh rất cao với một người mới vừa ra trường và làm ở doanh nghiệp, không làm trong cơ quan nhà nước như mình”.

Quãng thời gian đầu làm nghiên cứu, các giáo sư gần như hoàn toàn không nhắc lại những kiến thức nền ở đại học mà đi thẳng vào phân tích các chủ đề chuyên sâu, khiến Dung cảm thấy “sốc” khi đều là kiến thức mới mẻ, khó hiểu. “Có những lúc mình cảm thấy rất áp lực, rất đơn độc, muốn bỏ hết tất cả mọi thứ để trở về, nhưng sự động viên của gia đình và khát vọng của tuổi trẻ đã tạo động lực cho mình tiếp tục tiến về phía trước”. Những ngày sau đó, cô nghiên cứu sinh quyết định lấy sự chăm chỉ bù đắp cho sự thiếu hụt về kiến thức khi lên lab sớm và trở về kí túc xá trên chuyến tàu cuối cùng trong ngày. Kiến thức mới được Dung cập nhật mỗi ngày từ những bài báo khoa học, sau đó sẽ trao đổi, thảo luận trực tiếp với những “senpai” tiền bối đi trước.

Hành trình lấy bằng Tiến sĩ ngành Thú y ở tuổi 28 của Thủ khoa Học viện Nông nghiệp ảnh 2

Lê Thị Dung (hàng trước, thứ 5 từ phải sang) là Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP. Hà Nội, năm 2016.

Các kết quả nghiên cứu về những bệnh truyền nhiễm lần đầu được phát hiện trên đàn bò ở Việt Nam lần lượt được xuất bản. Các kết quả không chỉ hỗ trợ công tác phòng bệnh trên đàn bò mà còn giúp thế giới biết đến nhiều hơn về ngành Thú y, phương thức chăn nuôi đại gia súc ở nước ta. Với 4 năm nghiên cứu ở Nhật, Lê Thị Dung đã có thành tích khoa học đáng nể với 6 bài báo thuộc nhóm Q1 & Q2 trong danh mục Scopus của ngành Thú y.

Nhắc đến những ngày tháng đã qua, Lê Thị Dung chia sẻ: “Nghiên cứu cho tôi cơ hội được biết, hợp tác chia sẻ nguồn mẫu và làm việc cùng nhiều anh, chị người Việt rất giỏi ở nước ngoài nói chung và ở Nhật nói riêng. Các anh, chị không chỉ là những tấm gương trong nghiên cứu mà còn rất tận tình chia sẻ và quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển của thế hệ các bác sĩ thú y người Việt trẻ như mình. Ý tưởng về Mạng lưới Thú y trẻ Việt Nam (Vietnam Youth Vet Network) với tinh thần Pay it forward (Tiếp tục cho đi) mà Dung đang cộng tác hoạt động cùng các anh, chị, em người Việt trẻ trong ngành thú y đang sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới là một project như vậy”.

Ở tuổi 28, cầm trong tay tấm bằng Tiến sĩ, Lê Thị Dung cho rằng đây là thời điểm phù hợp để trở về Việt Nam, “cất tấm bằng” đi, đem kiến thức học được vào thực tế và cống hiến.

Với những kiến thức và kinh nghiệm làm việc đa dạng, Dung được tuyển dụng vào Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp dịch bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) thuộc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO). Ở vị trí mới, Dung sẽ tiếp tục cộng tác cùng các chuyên gia đầu ngành trong nước cũng như quốc tế, góp phần vào việc kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan rộng, nhằm bảo vệ an ninh lương thực và ngăn ngừa sự lây truyền của dịch bệnh từ động vật sang người.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).