Hiến máu ngày rét không ảnh hưởng sức khỏe

Hiến máu ngày rét không ảnh hưởng sức khỏe
TPO – “Trước khi hiến máu nên ăn nhẹ, đêm trước không nên thức quá khuya, tuyệt đối không uống rượu, bia…”-Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Quế -Trưởng khoa hiến máu và các thành phần máu (Viện huyết học Truyền máu Trung ương) khuyên.

Thưa bác sĩ, người hiến máu cần chú ý những gì?

Trước hết, phải nói rằng, hiến máu là một hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, ngay cả khi thời tiết lạnh như những ngày gần đây. Nếu thời tiết quá lạnh, chúng tôi sẽ có biện pháp sưởi ấm, đắp chăn... cho người hiến máu. Có điều, những người đi hiến máu không nên mặc áo rét quá chặt, sẽ rất khó vén áo lên để lấy ven.

Đêm trước khi đi hiến máu, không nên thức quá khuya, không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, tiêm chích thuốc hay hoạt động tình dục…, vì như thế sẽ không đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện để hiến máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng máu.

Buổi sáng trước khi đi hiến máu nên ăn nhẹ để đảm bảo sức khỏe. Không nên nhịn đói trước khi đi hiến máu, nhưng cũng không nên ăn quá no, vì sẽ làm máu đục hơn.

Quy trình lấy máu được tiến hành ra sao, thưa bác sĩ?

Khi đến điểm hiến máu, người hiến sẽ được các bác sỹ tư vấn và khám lâm sàng, kiểm tra cân nặng, mạch… để biết về tình trạng tinh thần, sức khỏe, tiền sử bệnh tật, những lần hiến máu trong quá khứ … Những người hiến máu lần đầu tiên sẽ được kiểm tra nhanh xem có các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B hay không. Nếu có, sẽ không được hiến máu.

Nếu tinh thần và sức khỏe đều tốt, không nhiễm các bệnh truyền nhiễm thì người hiến sẽ ký xác nhận hiến máu tình nguyện.

Trong khi chờ đợi hiến máu, người hiến sẽ được uống trà đường và nghỉ ngơi lấy sức. Việc lấy máu cũng rất đơn giản, chỉ khoảng 10 phút là xong. Nếu trọng lượng người hiến dưới 50kg, chúng tôi sẽ lấy 250ml; nếu nặng trên 50kg, chúng tôi sẽ lấy khoảng 350ml. Tất cả đảm bảo nguyên tắc, không được lấy quá 9ml/kg trọng lượng cơ thể.

Khi lấy máu xong, những người hiến máu tình nguyện sẽ được ăn nhẹ, nhận quà, giấy chứng nhận, chi phí đi lại (nếu có). Chỉ cần nghỉ khoảng 15 phút, người hiến máu có thể ra về. Cần chú ý giữ ấm cho cơ thể trong quá trình di chuyển.

Sau khi hiến máu, cần làm những gì?

Sau khi về nhà, nên theo dõi chỗ lấy máu. Tốt nhất nên để băng trên chỗ lấy máu khoảng 6 tiếng. Nếu thấy sưng hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì nên liên lạc ngay với ban tổ chức hoặc các cơ sở y tế.

Sau khi hiến máu nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không nên lao động nặng nhọc, chơi các môn thể thao mang tính chất đối kháng như bóng đá, đấm bốc…

Việc hiến máu khiến cơ thể mệt mỏi một chút sẽ kích thích ngủ sâu, nên tốt nhất không nên lái xe đường dài. Như thế sẽ rất nguy hiểm.

Cảm ơn ông!

Trường Phong

Chu Nhat Do - Bao Tien Phong
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tuổi dậy thì dễ mắc những bệnh gì?

Tuổi dậy thì dễ mắc những bệnh gì?

TPO - Giai đoạn dậy thì (nam từ 13-18 tuổi, nữ từ 11-15 tuổi) là thời kỳ cơ thể phát triển… thần tốc. Đây là độ tuổi khỏe mạnh nhưng do có sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm sinh lý nên cũng dễ gặp phải một số bệnh, PGS. TS. Hoàng Đình Âu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) chia sẻ.
Bạn có thể bị ung thư da tại… mắt

Bạn có thể bị ung thư da tại… mắt

TPO - Môi trường sống ngày càng thay đổi theo chiều hướng xấu đi, khiến con người phải tiếp xúc với nhiều chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là làn da. Nhiều trường hợp trở thành bệnh ung thư da. Ung thư da gây ra những nguy hiểm khó lường tới sức khỏe của người bệnh.
Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với những người sau

Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với những người sau

TPO - Cuối mùa đông và đầu mùa xuân là thời điểm thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có bệnh cúm. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm truyền qua không khí và xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng. Bất cứ ai cũng dễ bị nhiễm virus cúm.