Hỗ trợ thanh niên khuyết tật hoà nhập cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngày 29/9, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng”. Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình 'Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2022'.

Đây cũng là dịp để 50 gương mặt thanh niên khuyết tật tiêu biểu, đại diện cho cộng đồng người khuyết tật trẻ cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn mà họ đã, đang gặp phải và đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khuyết tật được hòa nhập cộng đồng, phát huy khả năng, sự cống hiến của mình cho xã hội.

Hỗ trợ thanh niên khuyết tật hoà nhập cộng đồng ảnh 1

Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng”.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã nghe tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý với nhiều chủ đề như: Cơ chế, chính sách đối với người khuyết tật và thanh niên khuyết tật; giải pháp đổi mới công nghệ để người khuyết tật hòa nhập xã hội; hoạt động của Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật Việt Nam trong hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng...

Anh Nguyễn Hữu Hậu, Chủ nhiệm CLB Khát vọng cuộc sống (TP. Hải Phòng), cũng chia sẻ những khó khăn của người khuyết tật trong phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình.

Theo anh Hậu, nếu như thanh niên nói chung đều gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình khởi nghiệp thì những khó khăn đó đối với thanh niên khuyết tật còn nhân lên gấp bội. Do đó, anh mong muốn có nhiều cơ chế hỗ trợ hơn để thanh niên khuyết tật có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, mở rộng mặt bằng và được tư vấn về pháp lý trong kinh doanh.

Chia sẻ tại tọa đàm, chị Phạm Thị Hồng Mai (trường Đại học Hàng hải Việt Nam) nói, chị sinh ra không may mắn bị khiếm khuyết bàn tay trái. Bằng nghị lực, sự quyết tâm, chị Mai đã quên đi nỗi mặc cảm bản thân, sống và làm việc như những người bình thường khác. Với tư cách là người đang công tác Đoàn tại một trường đại học, chị Mai đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp sinh viên khuyết tật hòa nhập hơn, trong đó quan trọng là sự giúp đỡ từ cộng đồng, để có thể giúp các bạn vững tin hơn vào cuộc sống.

“Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên khiếm khuyết ra trường có thể đi làm như những người bình thường khác mà không có sự kỳ thị về ngoại hình của họ”, chị Phạm Thị Hồng Mai mong muốn.

Các đại biểu cũng bàn bạc và đưa ra kiến nghị, giải pháp về những chính sách nhằm hiện thực hóa mong muốn, khát khao của thanh niên khuyết tật. Đa số đại biểu và các chuyên gia thống nhất, cần có một tổ chức tập hợp, đoàn kết thanh niên khuyết tật để họ cùng chia sẻ, phấn đấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam…

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

'Rise Your SUPER5': Nâng tầm 'Sinh viên 5 tốt'

'Rise Your SUPER5': Nâng tầm 'Sinh viên 5 tốt'

SVVN - 'Rise Your SUPER5 - Nâng tầm Sinh viên 5 tốt' là mô hình tiên phong được triển khai bởi Hội Sinh viên trường ĐH Ngoại thương (Cơ sở II), với mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị của phong trào 'Sinh viên 5 tốt'. Mô hình không chỉ giúp sinh viên cập nhật xu thế phát triển kinh tế hiện nay mà còn bám sát tình hình thực tế của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tồn đọng và đề xuất các phương hướng phát triển mới.
Sinh viên Việt Nam lan tỏa sứ mệnh bảo vệ biển đảo sau hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2024

Sinh viên Việt Nam lan tỏa sứ mệnh bảo vệ biển đảo sau hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2024

SVVN - Hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2024 đã khép lại với nhiều kỷ niệm và cảm xúc sâu lắng trong lòng các đại biểu tham gia. Hơn cả một chuyến đi, đây là cơ hội để thế hệ trẻ thấu hiểu sâu sắc hơn về giá trị thiêng liêng của chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Những trải nghiệm đáng nhớ, những buổi giao lưu đầy cảm hứng và cả những khoảnh khắc lắng đọng đã để lại trong lòng các bạn sinh viên niềm tự hào và trách nhiệm to lớn với quê hương, đất nước.