Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World

0:00 / 0:00
0:00
Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World
TPO - Hoa hậu Việt Nam 2020 đã quay trở lại Nam Trà My để khảo sát thực tế, chuẩn bị cho dự án Nhân ái sắp tới của cô tại cuộc thi Miss World.

Mới đây, Hoa hậu Đỗ Thị Hà và ê-kíp đã có chuyến đi quay trở lại vùng lũ Nam Trà My để thăm lại những căn nhà tình nghĩa và khảo sát thực tế cho dự án Nhân ái mà cô sắp thực hiện tại đây để mang đi giới thiệu tại cuộc thi Miss World 2020.

Đây là lần thứ 2 nàng hậu xứ Thanh quay trở lại Nam Trà My và chuyến đi gian nan, trèo đèo lội suối lần này đã để lại trong cô rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 1
Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 2
Đỗ Thị Hà rạng rỡ bên các em nhỏ trong lần trở lại Nam Trà My vào tháng 4/2021.

Người đẹp chia sẻ: "Nghe cụm từ “trèo đèo lội suối” trong văn mẫu từ nhỏ, nay thì tôi đã được trực tiếp làm điều đó. Đến với Nam Trà My lần 2, lần này đường đi của chúng tôi có vẻ đỡ vất vả hơn vì lần trước do ảnh hưởng của bão lũ nên đường trơn trượt khó đi, lần này đường có phần khô ráo hơn nhưng cũng không mấy bằng phẳng hơn...

Lần này chúng tôi đến là để thăm tiến độ những căn nhà mà năm ngoái chúng tôi có ủng hộ người dân trong đợt lũ lụt, đồng thời cũng là khảo sát một số địa điểm để làm dự án nhân ái to bự bự sắp tới".

Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 3
Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 4

Cô cùng ê-kíp đã đi khảo sát thực tế để chuẩn bị cho dự án Nhân ái tại cuộc thi Miss World 2020.

Được biết vào đợt lũ lụt cao điểm năm ngoái, Hoa hậu Đỗ Thị Hà cùng Á hậu Phương Anh, Ngọc Thảo và nhiều người đẹp đã trực tiếp tới các tỉnh miền Trung trong đó có Nam Trà My để mang những phần qua vật chất, tinh thần tới ủng hộ cho bà con. Đặc biệt nhiều căn nhà tình thương được đóng góp từ các mạnh thường quân cũng đã được khởi công xây dựng cho bà con.

Trong lần trở lại lần này, người đẹp xứ Thanh vẫn đau đáu: "Người dân miền Trung nói chung và Nam Trà My nói riêng đã nghèo mà hằng năm lại còn phải gánh chịu thêm hậu quả nặng nề của thiên tai càng làm cho đời sống của họ đã thiếu thốn còn thiếu thốn hơn. Nắng cũng nắng gắt nhất, mưa cũng mưa nhiều nhất, khổ cũng khổ nhất, ấy vậy mà con người ở đây rất dễ thương, đến đây chúng tôi thiếu gì họ đều sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ hết mình....Con đường để các em học sinh đi học cũng bị hư hỏng bởi vụ sạt lở...Tất cả người dân, cả người già trẻ nhỏ dùng bè để qua sông, mùa cạn thì không sao, mùa nước lớn thì không biết sẽ như thế nào, tôi nghe nói trước đây họ còn dùng lốp xe cũ để đu qua. Chúng tôi đã phải đi sâu vào rừng để khảo sát nguồn nước họ đang sử dụng, nguồn nước mà người dân sinh hoạt được bắt từ nước trên núi chảy xuống, không qua một thiết bị lọc nào cả nước được dẫn trực tiếp về và sử dụng".

Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 5
Hoa hậu Đỗ Thị Hà trèo đèo lội suối đi khảo sát dự án Nhân ái cho Miss World ảnh 6

Đỗ Thị Hà đã trải qua những ngày trèo đèo lội suối trong chuyến đi lần này.

Đỗ Thị Hà cho biết cô viết những dòng tâm sự khi vẫn còn ngồi trong phòng chờ máy bay để chuẩn bị quay trở về thủ đô sau chuyến từ thiện. "Tôi vẫn chưa về tới thủ đô, trong phòng chờ sân bay thì ngồi gõ mấy dòng tâm sự về 2 ngày ý nghĩa vừa qua cho mọi người nghe. Lời văn của tôi có thể chưa hay lắm nhưng mong mọi người có thể đọc và hiểu nỗi khổ của những con người miền Trung- mảnh đất chỉ toàn nắng- gió- lũ lụt. Tôi yêu người miền Trung bởi ánh mắt của họ luôn có sự khao khát về một năm yên bình, đủ ăn đủ mặc, bán được mớ rau, bán được con heo con gà để cho con đi học, họ nghèo nhưng con người họ thật, trái tim họ nhiều tình cảm, đôi khi họ có keo kiệt như lời mọi người vẫn đồn thì cũng dễ hiểu thôi bởi họ làm ra được bao nhiêu thì bão lũ cũng cuốn đi hết rồi...".

Trở về sau chuyến đi đầy ý nghĩa, Đỗ Thị Hà gửi gắm tâm sự: "2 ngày qua ở miền Trung là một trải nghiệm ý nghĩa, tôi đã từng rất thương miền Trung khi nhìn cảnh khổ của họ qua màn ảnh nhỏ, nhưng khi được đến tận nơi hoà vào cuộc sống của họ thì cảm xúc đó còn hơn cả chữ thương....Mong là mảnh đất tôi yêu sẽ mãnh mẽ kiên cường và vươn lên vượt qua tất cả khó khăn".

Tiếp bước các đàn chị Lương Thuỳ Linh, Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà đang dồn hết công sức và tâm huyết cho dự án Nhân ái của cô tại đấu trường sắc đẹp Miss World 2020. Chắc chắn với sự tâm huyết này, dự án Nhân ái của người đẹp xứ Thanh sẽ gây được tiếng vang và sự chú ý tại cuộc thi năm nay.

Có thể thấy ngay từ sau khi đăng quang, cô đã liên tục tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền tổ quốc. Trước đó, Đỗ Thị Hà cũng đã thành lập một quỹ học bổng mang tên mình dành cho các em học sinh nghèo vượt khó ở quê hương Hậu Lộc, Thanh Hoá của cô.

Với những dự án Nhân ái có sức nặng và đầy nhân văn như thế, người hâm mộ đang rất mong chờ Đỗ Thị Hà sẽ ghi dấu ấn và toả sáng tại cuộc thi Miss World sắp tới.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.