Hoàn cầu Thời báo: Áp quy định xét nghiệm với người từ Trung Quốc là 'phân biệt đối xử'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Truyền thông Trung Quốc cho biết việc một số quốc gia trên thế giới áp đặt yêu cầu xét nghiệm đối với du khách đến từ nước này là một sự “phân biệt đối xử”.

Sau 3 năm đóng cửa biên giới, áp đặt chế độ phong tỏa nghiêm ngặt và không ngừng xét nghiệm, Trung Quốc đã chuyển sang sống chung với COVID-19 từ ngày 7/12 và dỡ bỏ nhiều quy định phòng dịch nghiêm ngặt trong bối cảnh số ca mắc mới đang tăng nhanh.

Một số quốc gia đã tỏ ra sửng sốt trước quy mô đợt bùng phát ở Trung Quốc, thậm chí hoài nghi số liệu thống kê của Bắc Kinh. Nhiều quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ý, Nhật Bản tuyên bố sẽ áp dụng quy định xét nghiệm COVID-19 đối với du khách nhập cảnh từ Trung Quốc.

Ý kêu gọi phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU) làm theo nước này, nhưng Pháp, Đức và Bồ Đào Nha cho biết họ thấy không cần thiết phải có những hạn chế mới, trong khi Áo nhấn mạnh lợi ích kinh tế của việc du khách Trung Quốc quay trở lại châu Âu.

Chi tiêu toàn cầu của du khách Trung Quốc lên đến hơn 250 tỷ đô la một năm trước đại dịch.

Mỹ đã nêu lên những lo ngại về nguy cơ virus đột biến khi làn sóng dịch quét qua quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đang xem xét lấy mẫu nước thải từ các máy bay quốc tế để theo dõi bất kỳ biến thể mới nào đang nổi lên, cơ quan này nói với Reuters.

“Ý định thực sự của họ là phá hoại nỗ lực kiểm soát COVID-19 trong ba năm qua của Trung Quốc”, tờ Hoàn cầu Thời báo cho biết hôm 29/12, gọi các biện pháp hạn chế nói trên là “vô căn cứ” và “phân biệt đối xử”.

“Các nhà dịch tễ học phụ trách theo dõi các biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc nói với Hoàn cầu Thời báo rằng họ chưa bao giờ ngừng theo dõi các biến thể phổ biến ở nước này và sẽ không bao giờ để lọt các biến thể mới. Số ca nhiễm của Trung Quốc, mặc dù tăng vọt trong làn sóng gần đây, vẫn chỉ là một giọt nước trong đại dương so với tổng số ca nhiễm trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa là nhiều khả năng Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ nhiễm các biến thể mới từ các quốc gia khác hơn là ngược lại”, tờ báo này viết.

Hoàn cầu Thời báo: Áp quy định xét nghiệm với người từ Trung Quốc là 'phân biệt đối xử' ảnh 1

Một hàng ăn ở Bắc Kinh hôm 25/12. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo

Wang Wenbin – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng phản ứng với COVID-19 nên dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp và áp dụng bình đẳng cho người dân của tất cả các nước. Ông hy vọng tất cả các quốc gia sẽ tuân thủ cách ứng phó dựa trên cơ sở khoa học và hợp tác cùng nhau để đảm bảo việc đi lại xuyên biên giới an toàn, giữ cho chuỗi cung ứng và nền công nghiệp toàn cầu ổn định, đồng thời đóng góp vào sự đoàn kết toàn cầu chống lại COVID-19 và phục hồi kinh tế thế giới.

Giới chuyên gia cho rằng việc các nước thận trọng trước COVID-19 là điều dễ hiểu, nhưng việc nhắm cụ thể vào Trung Quốc và quyết định mở cửa trở lại của nước này để bôi nhọ công cuộc chống dịch và hệ thống của nước này “rõ ràng là một thủ đoạn chính trị”.

Li Haidong, giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng động thái của các quốc gia nói trên đang đi ngược lại lịch sử. Theo ông Li, chính sách sàng lọc du khách Trung Quốc là không thể hiểu được, vì những quốc gia đó đều từng hứng chịu làn sóng lây nhiễm hàng loạt.

“Khi Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc ngừng báo cáo số liệu hằng ngày về các trường hợp nhiễm COVID-19 và chấm dứt xét nghiệm hàng loạt, có vẻ như họ quên rằng nước mình cũng đã bỏ báo cáo hằng ngày từ tháng 10, và nỗ lực kiểm soát thất bại của họ đã dẫn đến hơn 1 triệu ca tử vong ở quốc gia này, nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới”, tờ Hoàn cầu Thời báo viết.

Đáp lại những cáo buộc của truyền thông nước ngoài rằng việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách COVID-19 có nghĩa là nước này không còn ưu tiên tính mạng của người dân, phát ngôn viên Wang nói hôm thứ Năm rằng những tuyên bố như vậy là đi ngược lại khoa học và bôi nhọ Trung Quốc.

Ông Wang cho biết Trung Quốc đã phối hợp hiệu quả giữa ứng phó với COVID-19 với phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cải tiến chính sách ứng phó phù hợp với tình hình thực tế. “Trong ba năm qua, khi Trung Quốc điều chỉnh cách ứng phó với COVID-19 cho phù hợp, thì có một điều vẫn không thay đổi, đó là cam kết đặt người dân và cuộc sống của họ lên hàng đầu.”

Từ ngày 8/1, Trung Quốc sẽ bỏ yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh. Tuy nhiên, người muốn nhập cảnh vẫn sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước đó.

Theo Reuters, Hoàn cầu Thời báo
MỚI - NÓNG
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
Hệ thống giao dịch mới 'lỡ hẹn' tác động sao tới chứng khoán?
TPO - Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư tiếp tục thận trọng sau kỳ nghỉ lễ. Không còn kỳ vọng giao dịch bùng nổ từ việc vận hành hệ thống mới, thực tế KRX thêm lần lỡ hẹn gây thất vọng với thị trường. Trong khi đó, nhóm ngành điện, bất động sản khu công nghiệp bất ngờ giao dịch tích cực.
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
Bản tin Hình sự: Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ
TPO - TIN NÓNG ngày 2/5: Kẻ cướp giật vé số bị người dân tóm gọn vì nhặt chiếc dép đánh rơi; Bộ Công an yêu cầu cung cấp thông tin tài sản của nhiều cựu quan chức tỉnh Bình Thuận; Thêm ba người tung tin giả 'Đà Lạt có biến' bị công an mời lên làm việc; Hai nữ nhân viên tham ô tiền tỷ của công ty để tiêu xài, trả nợ...