Hoàng Đức sẽ là đại sứ thương hiệu của LPBank

0:00 / 0:00
0:00
Tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức đã đạt được thỏa thuận và chính thức trở thành đại sứ thương hiệu của LPBank từ 11/07/2024.

Từ nhiều tháng qua, tin Nguyễn Hoàng Đức, quả bóng vàng Việt Nam sẽ chính thức hết hợp đồng với Thể công Viettel và đang tìm bến đỗ mới gây chú ý của dư luận. Đã có nhiều ý kiến cho rằng Hoàng Đức có thể sẽ ra nước ngoài thi đấu, cụ thể là khoác áo một đội bóng Thái Lan. Cũng có thông tin, Hoàng Đức được chính đội bóng cũ đưa ra mức giá lót tay cao để anh ở lại phục vụ cho mùa tới.

Tuy nhiên, Hoàng Đức đều rất kín tiếng, bởi đơn giản anh hiểu rằng là một cầu thủ chuyên nghiệp thì điều quan trọng đầu tiên là phải cống hiến tốt, gìn giữ hình ảnh cho chính mình và cố gắng giành thành tích tốt nhất. Từ đó giá trị và thương hiệu của mình sẽ có cơ hội “cất cánh” nhiều hơn.

Hoàng Đức sẽ là đại sứ thương hiệu của LPBank ảnh 1

Hoàng Đức giành Quả bóng vàng Việt Nam

Tài nguyên quý giá này đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của một câu lạc bộ kín tiếng với lời mời trở thành tiền vệ nòng cốt của đội. Cầu thủ này cũng chính thức trở thành Đại sứ thương hiệu cho LPBank từ ngày 11/07/2024 với kỳ vọng tạo nên sự khác biệt cho Ngân hàng này.

Theo nhận định từ Ban lãnh đạo LPBank, Hoàng Đức mang các tố chất và tinh thần nỗ lực, bền bỉ, phù hợp với các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và là "cầu nối" để thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đây là sự hợp tác có ý nghĩa không chỉ giúp hình ảnh và vai trò của Hoàng Đức lan tỏa mạnh hơn trong xã hội mà còn giúp anh nâng cao ý thức, có trách nhiệm cao hơn với sứ mệnh của LPBank trong việc phục vụ cộng đồng.

LPBank được biết đến là một trong những ngân hàng cổ phần có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh lợi thế mạng lưới hơn 1200 điểm giao dịch, phủ sóng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của LPBank đang ngày được phát triển và đa dạng. Các chương trình tín dụng với chính sách vay vốn linh hoạt, lãi suất hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá bám sát nhu cầu thực tế, góp phần phát triển kinh tế bền vững theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân treo cờ mới chuẩn bị đón Tết trên biển. Ảnh: Lệ Thủy

Tết giữa đại dương

TP - Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.
Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

Về Vĩnh Sơn nghe chuyện làng rắn

TP - Làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gắn liền với truyền thống săn bắt rắn tự nhiên của người dân vào mùa xuân ấm áp. Theo thời gian, nơi đây hình thành làng nghề truyền thống nuôi rắn, mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân.
Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

Thuần hóa 'thủy quái' trên dòng sông chảy ngược

TP - Trước đây trên dòng sông chảy ngược có vô số loài cá "khủng". Người dân tộc thiểu số nơi đây có cách săn cá độc đáo, vừa bắt được cá vừa bảo vệ dòng sông đã bao đời gắn bó với họ. Theo thời gian, loài cá này dần khan hiếm. Để bảo tồn loài cá quý, một số người dân tiên phong thuần hóa chúng ở ao hồ nước tĩnh. Bước đầu thành công đã giúp họ tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Nghiệp đoàn trắng đêm

Nghiệp đoàn trắng đêm

TP - Khi phố phường đã chìm vào giấc ngủ, chợ đầu mối Hòa Cường (TP Đà Nẵng) vẫn nhộn nhịp người và xe cộ vào ra. Gần Tết, đoàn xe nông sản khắp nơi đổ về nhiều hơn, đồng nghĩa với những người làm nghề cửu vạn quần quật từ đêm đến sáng giữa tiết trời mưa lạnh. Nghiệp đoàn bốc xếp vận chuyển trắng đêm ở chợ đầu mối dẫu nhọc nhằn, nhưng ai cũng gắng chịu rét để Tết ấm hơn.
Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

Năm Tỵ nói chuyện làm giàu từ rắn

TP - Lâm Đồng những ngày này, đất đỏ cao nguyên đang khoe sắc xanh của những cánh đồng cà phê. Nhưng ở một góc xã Quảng Trị, một câu chuyện khởi nghiệp mới mẻ lại đang tạo dựng những kỳ tích khác biệt. Đó là câu chuyện của gia đình chị Tô Thị Cúc, người đã thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả vùng đất này.
Một số tranh làng Sình

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

TP - Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.
Phụ nữ dân tộc Thái tham gia khua luống

Nhịp điệu ấm no

TP - Đến với các thôn người Thái ở xã vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk, những bản hoà tấu chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cốt cách của người dân nơi này như níu chân lữ khách. Mảnh đất này luôn đong đầy những kỷ niệm đẹp về tình quân dân biên giới.
Bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai ở xóm Long Thọ, xã Giai Xuân chia sẻ về cách làm võng gai

Đung đưa nhịp võng gai người Thổ

TP - Từ những cây gai hoang dại mọc trong rừng, với sự sáng tạo cùng bàn tay tài hoa của những người phụ nữ đồng bào Thổ ở Tân Kỳ (Nghệ An) đã tạo nên chiếc võng tinh xảo, đặc sắc. Qua thời gian, nghề đan võng gai nơi đây bị mai một nhưng những người có tâm huyết vẫn giữ nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, của đồng bào dân tộc Thổ.
Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

TP - Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.