Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hơn 4.200 sinh viên khóa 2021 (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM ) vừa trải qua 4 tuần học quốc phòng từ 9/2 - 5/3. Dịch COVID-19 đã khiến khóa học năm nay có những thay đổi và phải kết thúc sớm hơn dự tính. Mặc dù vậy, các bạn tân sinh viên cũng đã có khoảng thời gian đáng nhớ.

Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, 4271 sinh viên được chia thành hai nhóm luân phiên học trực tiếp và trực tuyến. Dù thuộc nhóm nào, các bạn sinh viên cũng đã trải qua hai tuần sinh hoạt quân ngũ với nhiều kỷ niệm đặc biệt.

Rời quê nhà Quảng Trị vào TP. HCM để tham gia kỳ học quốc phòng từ rất sớm, Hoàng Hạnh Nguyên (khoa Quan hệ Quốc tế) không tránh khỏi cảm giác nhớ nhà. Nguyên tâm sự: “Bốn rưỡi sáng 7/2, nằm một mình trong phòng trọ, đó là lần đầu tiên mình thấy nhớ nhà kinh khủng. Mình tự hỏi tại sao giờ này mình phải ở đây - một thành phố hoàn toàn xa lạ, mình chỉ muốn về nhà”.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 1

Hạnh Nguyên trong bức ảnh đoạt giải Nhì cuộc thi ảnh “Không thách thức”. (Ảnh: Lê Trương Phú).

Những ngày sau đó, Hạnh Nguyên càng lo lắng hơn khi nhận tin bố mẹ và em gái bị nhiễm COVID-19. “Vì bố mẹ mình đã lớn tuổi và ở quê mình lúc đó COVID-19 vẫn còn là chuyện đáng sợ lắm”, Nguyên chia sẻ. Nhưng nhờ có sự quan tâm, an ủi, giúp đỡ của bạn bè, Hạnh Nguyên cảm thấy bớt cô đơn và lạ lẫm hơn. “Giọng mình khác các bạn nhưng mọi người đã cố gắng lắng nghe để hiểu và trò chuyện với mình. 10 ngày quân sự đã đem lại cho mình rất nhiều niềm vui, tiếng cười và cả những bài học nữa”, Nguyên nói thêm.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 2
Khoảng thời gian vui vẻ cùng bạn bè khiến Hạnh Nguyên vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Mùa quân sự của Hạnh Nguyên càng thêm đáng nhớ khi bức ảnh mà bạn là nhân vật chính đã giành giải Nhì trong cuộc thi ảnh “Không thách thức” (cuộc thi ảnh mùa quân sự của sinh viên khóa 2021 trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM). Chia sẻ về quá trình cho ra đời bức ảnh, Nguyên vui kể: “Ban đầu, mình chỉ muốn có những tấm ảnh làm kỷ niệm và người bạn Trương Phú đã giúp mình thỏa ước ao. Khi cuộc thi được phát động, mình nửa đùa nửa thật rủ bạn tham gia. Không ngờ, Phú đồng ý và câu chuyện về chàng trai tương tư cô bạn trong khu quân sự ra đời trước deadline nộp ảnh chỉ vài tiếng đã đem giải Nhì về cho chúng mình”.

Nguyễn Hoàng Phúc (khoa Công tác Xã hội, Đại đội trưởng Đại đội 16) cũng mang theo nhiều bỡ ngỡ và nỗi lo riêng khi bước vào kỳ quân sự. Nhưng cậu đã nhanh chóng bắt nhịp và tận hưởng hết mình khoảng thời gian mà theo Phúc là “rất khó quên trong quãng đời sinh viên”. Chia sẻ về trọng trách của một đại đội trưởng, Phúc tâm sự: “Mình rất vui vì được dẫn dắt và quan tâm hơn một trăm bạn, được tham gia tổ chức rất nhiều hoạt động cho đại đội, rất hào hứng và máu lửa. Nhưng đồng thời, mình phải đảm đương rất nhiều công việc, các deadline gấp rút vào 12h đêm. Điều này khiến mình không thể dành nhiều thời gian cho bản thân. Mặc dù vậy, nếu chọn lại, mình vẫn muốn làm đại đội trưởng một lần nữa, nhưng mình sẽ cân bằng hơn, giảm bớt nhiệt cho các hoạt động và dành tình yêu thương nhiều hơn cho lớp mình”.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 3
Vai trò Đại đội trưởng đem lại cho Hoàng Phúc nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều áp lực. (Ảnh: Bùi Quốc Hoàng)

Nhớ lại những kỉ niệm khó quên, Phúc kể: “Ngày Valentine, mình và lớp phó đã phải vội vàng đưa một bạn trong đại đội vào Bệnh viện Thủ Đức cấp cứu giữa đêm. Đến lúc đóng viện phí thì mới nhận ra hai đứa không mang nhiều tiền mặt. Bạn lớp phó đã phải dùng tờ 500.000 đồng mà ông bạn trước khi mất đã tặng bạn làm kỷ niệm để đóng viện phí. Ban đầu, bạn bảo là “Không sao đâu, cứu người quan trọng”, nhưng đóng xong thì bạn òa khóc, mình đã an ủi rất lâu, sau đó hai đứa đi xoay xở tiền để đổi lại tờ 500.000 đồng kia. Thật may là tụi mình đã lấy lại được nó”.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 4

Hoàng Phúc cùng Đại đội 16 đã có khoảng thời gian đáng nhớ.

Học kỳ Quốc phòng đã mang đến cho Hoàng Phúc nhiều trải nghiệm mới mẻ. Lần đầu tiên, anh gặp được những thầy có quân hàm Đại tá, Trung tá, được nghe kể về chuyện nghề, chuyện chính trị và nhận ra trách nhiệm của thanh niên với đất nước. Cũng là lần đầu Phúc được đón Valentine do chính các thầy tổ chức. Theo Phúc, hóa ra các thầy không cứng nhắc như một quân nhân, mà rất yêu thương, quan tâm sinh viên. Với Phúc, đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà tình người được lan tỏa.

Khác với Hạnh Nguyên và Hoàng Phúc, Cao Minh (khoa Du lịch) đã có hai tuần học online trước đó và chỉ bắt đầu học trực tiếp từ 21/2. Minh chia sẻ đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ thông qua một số bài review từ các anh chị khóa trước.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 5

Ngoài giờ học, Cao Minh còn tham gia đội hỗ trợ sinh viên F0 trong khu quân sự.

Chia sẻ về những khoảnh khắc đáng nhớ trong thời gian học tập ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Minh tâm sự: “Ban đêm, mình và các bạn trong lớp xếp thành vòng tròn tổ chức hát cho nhau nghe. Tụi mình đã rất vui nên hát mãi đến lúc bị thầy đuổi mới về phòng. Ngoài ra, mình may mắn được nằm trong đội tình nguyện viên hỗ trợ các bạn sinh viên F0, nhiệm vụ của chúng mình là trực gác, hỗ trợ các bạn F0 khi cần thiết. Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong kỳ quân sự của mình. Nhờ vậy, mình hiểu được tầm quan trọng của các biện pháp phòng chống dịch và ý thức về trách nhiệm của bản thân trong tình hình dịch hiện nay”.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 6

Dù kỳ học kết thúc sớm, Cao Minh vẫn kịp lưu giữ những kỷ niệm đẹp nơi đây.

Với Cao Minh, học kỳ quốc phòng đã mang đến cho Minh rất nhiều niền vui, những bài học mới nhưng cũng để lại không ít tiếc nuối. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều hoạt động chung như thi nhảy flashmob, chạy trạm đều bị hủy và khóa học kết thúc sớm hơn dự định ban đầu.

Học quân sự mùa dịch: Những ngày đáng nhớ ảnh 7

Những khoảnh khắc vui vẻ cùng bạn bè.

Tuy nhiên, dịch bệnh căng thẳng đã khiến những cuộc vui không kéo dài lâu, nhiều sinh viên trở thành F0 phải về nhà hoặc chuyển vào khu cách ly.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.