Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những tác phẩm được các em học sinh ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk thể hiện, truyền tải thông điệp, mong muốn về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng.

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất với tên gọi “Lắng nghe con nói” năm 2023, Huyện Đoàn Cư M'gar và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp tổ chức, đã nhận được 245 tranh, 4 clip tham gia dự thi.

Sau vòng chấm cấp huyện, ban tổ chức đã lựa chọn 7 bộ tranh và 2 clip xuất sắc nhất gửi hội LHPN tỉnh Đắk Lắk.

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 1

Tác phẩm Gia đình hạnh phúc của em Y Kiên Rcăm

Tác phẩm “Gia đình hạnh phúc” của em Y Kiên Rcăm (lớp 7A3, Trường Dân tộc nội trú THCS huyện Cư M'gar) với thông điệp: Gia đình hạnh phúc là gia đình không rượu bia, không bạo lực với con cái, không có sự phân biệt giới tính, không quá chú tâm vào chiếc điện thoại.

Theo em Y Kiên, em vẽ bức tranh này muốn truyền tải về việc giữ gìn gia đình hạnh phúc. Bố mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ cùng con để con cảm nhận được hạnh phúc vốn có. Qua đó, Y Kiên muốn mọi người dành thời gian để chia sẻ, quây quần bên nhau.

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 2

Cuộc thi phát huy vai trò và sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 3

Tác phẩm Bình đẳng giới là sẻ chia

Xuất phát từ thực tế gia đình, hằng ngày em H Đíp Niê (lớp 6A3, huyện Cư M'gar) thấy mẹ làm nhiều việc từ dậy sớm nấu ăn, đi rẫy cùng bố, chăm em nhỏ, làm việc nhà… H Đíp đã vẽ tác phẩm “Bình đẳng giới là sẻ chia”. Thông qua bức tranh, H Đíp mong muốn bố chia sẻ việc nhà với mẹ nhiều hơn, để mẹ có thời gian chăm sóc bản thân. Hơn hết, H Đíp muốn được nhìn mẹ vui vẻ, gia đình tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 4

Tác phẩm "Tết sum vầy" của một học sinh lớp 6

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 5

Tác phẩm Bình đẳng giới

Học sinh Đắk Lắk vẽ tranh truyền tải thông điệp về bình đẳng giới ảnh 6

Hình thức thể hiện gồm sáng tác tranh trên giấy, chất liệu xé dán...

Có thể thấy mỗi tác phẩm dự thi là một góc nhìn riêng, tổng hòa là câu chuyện gia đình được kể với sự hồn nhiên, dễ thương. Một số tác phẩm có tính nghệ thuật cao, có ý nghĩa giáo dục và đầy ắp tình cảm đối với những người thân yêu trong gia đình.

"Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó", Điều 5, khoản 3, Luật bình đẳng giới.

Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, góp phần xây dựng môi trường an toàn để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trong môi trường gia đình; phát hiện những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong gia đình. Trên cơ sở đó giúp Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và các ngành liên quan thiết kế nội dung, hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức phù hợp với thực tiễn, đối tượng.

Đồng thời, tìm kiếm và lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông phù hợp với trẻ em dân tộc thiểu số; hỗ trợ cho hoạt động truyền thông, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hình thức thể hiện bài dự thi, gồm: Sáng tác tranh trên giấy, tranh chất liệu xé dán, tranh chất liệu sáng tạo từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương…. Hoặc quay video clip những tiểu phẩm do chính các em dàn dựng, clip phim tư liệu/phóng sự ngắn ghi lại những câu chuyện, hình ảnh quan sát được, thời lượng 3 - 10 phút/clip.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.