Học yêu bản thân từ những nỗi đau

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Kpuih Thoan (2K2), hiện đang sống tại Gia Lai, là người dân tộc Jrai. Một tai nạn bất ngờ lúc nhỏ đã khiến gương mặt Thoan bị bỏng, để lại những vết sẹo. Vượt qua mọi mặc cảm, cô đã mạnh mẽ vươn lên, truyền năng lượng tích cực đến mọi người.

Đối diện với nỗi đau

Năm lên bốn tuổi, Thoan gặp phải một tai nạn ngoài ý muốn. Khi cô cùng mẹ và em ở trong chòi, cạnh bếp lửa, bố cô đã vô tình vấp phải can xăng, làm bén lửa, khiến cả gia đình cô đều bị bỏng, trong đó, Thoan là bỏng nặng nhất.

Sau đó, Thoan được bố mẹ đưa đi chữa trị, giữ được tính mạng nhưng vẫn để lại sẹo, nám trên gương mặt. Đến nay, đã hơn 15 năm Thoan sống và đối diện với những vết bỏng. Thoan kể, vì sự việc xảy ra khi cô còn nhỏ nên ký ức về nỗi đau ở các cuộc phẫu thuật không còn nhiều. Các vết thương hiện tại đều đã lành, nhưng ra nắng sẽ bị ngứa.

Học yêu bản thân từ những nỗi đau ảnh 1

Thoan vẫn luôn lạc quan, truyền năng lượng tích cực đến mọi người.

Với Thoan, so với nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần mà cô phải đấu tranh từng khủng khiếp hơn nhiều. Suốt những ngày còn là học sinh, vì có vẻ ngoài khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa, Thoan đã bị nhiều bạn trêu chọc, gọi cô là tinh tinh, khỉ đột, con ma... “Mình đã đối mặt với nỗi mặc cảm, tự ti về ngoại hình vì những lời trêu chọc. Lúc đó, mình cảm thấy rất buồn nhưng lại không dám phản kháng. Mình khóc nhiều lắm, đến nỗi, mình không nhớ hết được là bản thân đã khóc bao nhiêu lần”, Thoan nhớ lại.

Thoan kể thêm, ở những năm Tiểu học và THCS, cô còn bị các bạn đánh. Ban đầu, cô kể cho bố mẹ, thầy cô để tìm sự giúp đỡ. Nhưng dần dần, Thoan không kể cho ai nữa mà chỉ một mình gánh chịu.

Học yêu bản thân từ những nỗi đau ảnh 2

Đối diện với nỗi đau, Thoan chọn chấp nhận sự thật và yêu bản thân hơn.

Mãi đến năm lớp 10, Thoan quyết định nghỉ học, bắt đầu tập buôn bán online để phụ giúp bố mẹ. Thoan tâm sự: “Mình thấy bố mẹ đi làm cực quá, nhưng mình học không được giỏi, sức khỏe lại không ổn định, hay ngất xỉu do áp lực nên đã quyết định gác lại việc học. Mình suy nghĩ nhiều lắm, muốn được thoải mái đầu óc”.

Vượt lên trên nỗi đau

Để xoa dịu nỗi đau, Thoan đã nhiều lần trách bố, nhưng càng lớn, cô càng thấu hiểu được những nỗi lo, tình thương của bố dành cho mình nên không còn trách nữa. Với Thoan, bố mẹ chính là nguồn động lực to lớn giúp cô có thể vượt qua mọi mặc cảm.

Học yêu bản thân từ những nỗi đau ảnh 3

Kpuih Thoan đến với TikTok để lan tỏa thông điệp yêu thương, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm của bản thân.

Năm ngoái, Thoan đăng ký tham gia một cuộc thi lột xác, lọt Top 50 và được ra Hà Nội tham gia tiếp vòng casting. Tuy không lọt vào sâu hơn, nhưng việc gặp gỡ các bạn, anh, chị đồng cảnh ngộ và nhận được sự động viên từ ban giám khảo đã giúp Thoan sống tích cực hơn. Thoan bắt đầu lập tài khoản TikTok, chia sẻ câu chuyện, cuộc sống của bản thân đến mọi người. Cảm phục trước tinh thần mạnh mẽ của Thoan, không ít người đã để lại bình luận khen ngợi, động viên cô.

Hiện tại, công việc bán hàng online của Thoan khá ổn định, thu nhập đủ để Thoan sắm sửa những thứ thiết yếu cho bản thân mà không phải xin bố mẹ. Ngoài ra, Thoan còn phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà.

Học yêu bản thân từ những nỗi đau ảnh 4

Thoan còn tham gia các hoạt động thiện nguyện, phát cháo cho các em học sinh quê mình.

Thoan chia sẻ: “Mình ước sau này trở thành thợ trang điểm để làm đẹp cho mọi người và còn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia”. Theo đó, cô hay học trang điểm, chụp ảnh trên YouTube và thực hành với bạn bè.

Thoan luôn tâm niệm, mỗi cá thể trong cuộc sống đều có một vẻ đẹp riêng. Một vẻ đẹp tiêu chuẩn là một vẻ đẹp có thể biến khuyết điểm thành điểm mạnh. “Chỉ cần yêu bản thân, tự tin và lạc quan, thì cuộc sống sẽ luôn đón nhận mình. Mình không làm gì sai nên mình vẫn sẽ sống tích cực như bao người bình thường. Chúng ta ai cũng xứng đáng được yêu thương”, Thoan bày tỏ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.