Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5 diễn ra cuối tháng 9 vừa qua đã tiếp nối những sự kiện trong giao lưu văn hóa và ngành xuất bản giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Phóng viên báo Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Thu Trang – Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books, người đã tham gia tất cả các kì hội chợ này và đã có 10 năm kinh nghiệm khi làm việc với các đơn vị xuất bản tại Hàn Quốc về các xu hướng mới của ngành xuất bản.
Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 1
Chị Nguyễn Thu Trang - Phó Tổng Giám đốc Tân Việt Books.

Chào chị Nguyễn Thu Trang, chị có thể cho biết những đánh giá tổng quan về Hội chợ sách Hàn Quốc lần thứ 5 tại Hà Nội vừa qua?

Chị Nguyễn Thu Trang: Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội năm nay có 20 đơn vị xuất bản từ Hàn Quốc tham dự, và phía Việt Nam là 26 đơn vị. Đây là hội chợ sách Mini, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, và Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp Văn hóa Xuất bản Hàn Quốc (KPIPA) tổ chức thường niên từ năm 2017 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây các đơn vị xuất bản của hai nước sẽ gặp gỡ trực tiếp 1:1 một cách tập trung để trao đổi giao dịch mua bán bản quyền. Phía Hàn Quốc luôn có sự thay đổi việc mời các nhà xuất bản tham dự mỗi kì hội chợ, nên đây là cơ hội rất lớn để các nhà xuất bản, công ty sách tại Việt Nam có dịp trao đổi nhanh chóng và thuận lợi với giới xuất bản Hàn Quốc.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 2

Hình ảnh tại Hội chợ sách Hàn Quốc lần thứ 5 (29 và 30/9/2022).

Được mời tham dự hầu hết các kì Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh, chị đánh giá thế nào về mức độ hiệu quả của công tác tổ chức cũng như các cuốn sách được xuất bản sau mỗi kì hội chợ?

Chị Nguyễn Thu Trang: Tôi đánh giá đây là một hội chợ nhỏ nhưng lại có tính hiệu quả cao và cơ hội dành cho tất cả các nhà xuất bản, công ty sách ở Việt Nam. Nếu không có hội chợ này, chúng tôi thường gặp gỡ đối tác Hàn Quốc tại các hội chợ quốc tế lớn như tại Frankfurt vào tháng 10, tại Bologna vào tháng 4, tại Bắc Kinh vào tháng 8 hay Hội chợ sách Quốc tế Seoul diễn ra vào tháng 6 hằng năm. Và tất nhiên ở những hội chợ lớn việc tìm hiểu về ngành xuất bản của một nước khác sẽ không được tập trung như tổ chức tại chính nước chúng ta.

Hơn nữa, theo như tôi quan sát, tính hiệu quả của Hội chợ này cũng rất cao khi nhiều tác phẩm best- seller của Hàn Quốc đã được mua bản quyền và phát hành rất nhanh sau mỗi kì tổ chức. Bản thân chúng tôi cũng giao dịch được nhiều đầu sách thiếu nhi bán chạy tại các hội chợ này ví dụ như bộ sách dành cho thanh thiếu niên Smart Girls gồm 11 cuốn.

Theo thống kê từ phía ngành xuất bản Hàn Quốc con số các nhà xuất bản có lượng phát hành thực tế ở đất nước này là hơn 7.000 đơn vị, con số tham dự mỗi kì hội chợ được chọn lọc từ 20-30 đơn vị, nên còn rất nhiều cơ hội cho việc hợp tác xuất bản giữa hai nước.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 3

Trao đổi 1:1 diễn ra tại Hội chợ.

Vậy chủ đề xuất bản mà phía Hàn Quốc giới thiệu tại Hội chợ sách lần này là gì?

Chị Nguyễn Thu Trang: Theo như tôi nhận định, các công ty xuất bản tham dự lần này đều thuộc nhóm về sách thiếu nhi, giáo dục và văn học. Đây cũng là những thể loại sách có sự gần gũi trong văn hóa của Hàn Quốc và Việt Nam. Những đầu sách mà phía nước bạn giới thiệu lần này đều phù hợp với nền xuất bản của chúng ta. Sau các kì hội chợ và giao lưu trực tiếp tôi thấy rằng về phía nước bạn đã bắt đầu nắm bắt được tình hình chung của thị trường xuất bản tại Việt Nam cũng như xu hướng đọc sách của người Việt.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 4

Chị Nguyễn Thu Trang và Ông Lee Gu – Yong (Giám đốc điều hành của KL Management, đơn vị đã xuất khẩu nhiều cuốn sách văn học best-seller tại Hàn Quốc ở Việt Nam như: Hãy chăm sóc mẹ, Hố đen sâu thẳm, Người du hành ban đêm, Cửa hàng tiện lợi bất tiện)

Chị đánh giá thế nào về các trào lưu xu hướng trong ngành xuất bản tại Hàn Quốc hiện nay và nó có tác động gì đến độc giả ở Việt Nam hay không?

Chị Nguyễn Thu Trang: Theo như tạp chí K- Book Trends giới thiệu trong tháng 10 này và cũng như cá nhân tôi quan sát, có một cơn sốt về dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” đang rất thịnh hành tại quốc gia này, và ngay lập tức những tác phẩm ăn khách nhất của họ cũng đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam cùng thời điểm. Tôi đánh giá đó là sự nhanh nhạy và khẩn trương trong công tác giao dịch bản quyền và xuất bản của chúng ta. Dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” rất phù hợp cho độc giả mọi nơi nhất là thời kì hậu Covid-19.

Hội chợ sách Hàn Quốc tại Hà Nội lần thứ 5: Cầu nối văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam qua những trang sách ảnh 5

Hai cuốn sách bán chạy nhất thuộc dòng sách đang tạo nên cơn sốt “Tiểu thuyết chữa lành” của Hàn Quốc đã có phiên bản tiếng Việt.

Theo phân tích của cây bút Park Dong-mi, mỗi khi con người trải qua những thời kì khó khăn, các “thiết bị” để động viên họ đều lần lượt ra đời. Và có lẽ “tiểu thuyết chữa lành” là phần trong đó. Bạn đọc hiện đại được bao quanh bởi tất cả những “thứ tốt” được hiển thị trên mạng xã hội với vô vàn những video có nội dung, luôn bận rộn và mệt mỏi đến mức không làm được gì.

“Điều này có nghĩa rằng họ không có đủ năng lượng để mong chờ những cuộc vui kịch tính trong các tiểu thuyết hay theo đuổi các giá trị nghệ thuật nữa. “Tiểu thuyết chữa lành” đối với họ là đủ, những người mong mỏi những câu chuyện chậm rãi và những cảm xúc êm đềm, diễn ra tại những nơi thân thuộc như hiệu sách, cửa hàng tiện lợi, thư viện, studio… chỉ để nhắn nhủ rằng họ đang làm rất tốt, và những người khác cũng đều đang trải qua điều gần giống như vậy”, cây bút Park Dong-mi chia sẻ.

Và những cuốn sách best–seller tại Hàn Quốc thuộc dòng sách “tiểu thuyết chữa lành” hiện nay cũng được giới thiệu ở Hội chợ lần này. Tôi hi vọng rằng các cuốn văn học hư cấu như vậy sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Việt trong thời gian sắp tới. Bởi độc giả Việt Nam cũng rất cần những liều thuốc tinh thần như vậy, hơn nữa đó cũng là cơ sở để các tác giả Việt học tập nước bạn, tạo ra những đột phá mới cho ngành xuất bản trong nước.

Cảm ơn chị.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).